Giá tăng khiến đời sống hàng ngày của công nhân thêm chật vật. Ảnh: Hà Dịu
|
Để ngăn ngừa tình hình đình công trên địa bàn thành phố, UBND cũng đã có văn bản chỉ đạo các giải pháp như chỉ đạo sở Lao động thương binh xã hội phối hợp với các sở, ngành chức năng, ban Quản lý các KCX – KCN của thành phố, UBND các quận, huyện tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bộ luật Lao động tại các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, phối hợp với phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chi nhánh TP.HCM tuyên truyền, hướng dẫn cho các chủ doanh nghiệp về những chủ trương chính sách của Nhà nước, vận động doanh nghiệp hỗ trợ thêm bữa ăn, tiền điện, tiền xăng cho công nhân nhằm giải quyết khó khăn trong tình hình giá cả đang điều chỉnh. Động viên người lao động an tâm lao động, góp phần ổn định sản xuất của doanh nghiệp.
Lập bộ phận trực tiếp giải quyết bức xúc của người lao động
Thông tin từ liên đoàn Lao động TP.HCM cho biết Liên đoàn sẽ thành lập một bộ phận trực tiếp giải quyết các bức xúc về các chế độ chính sách cho người lao động. Bộ phận này sẽ đặt trụ sở tại liên đoàn Lao động TP.HCM. Công nhân có bức xúc hoặc khó khăn gì có thể gọi điện hoặc trực tiếp tới văn phòng, cán bộ sẽ tiếp xúc trực tiếp tư vấn giải đáp thắc mắc cho công nhân. Liên đoàn Lao động TP.HCM cũng chỉ đạo Công đoàn cấp trên phải tăng cường đi cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động, nhất là các doanh nghiệp có khả năng xảy ra tranh chấp lao động. Đối với Công đoàn cơ sở, trong quá trình rà soát lại việc điều chỉnh lương tối thiểu, nếu phát hiện bất hợp lý thì chủ động kiến nghị người sử dụng lao động điều chỉnh kịp thời. Công đoàn cơ sở cần chủ động khảo sát thu nhập và chi tiêu của công nhân, tìm hiểu thông tin để điều chỉnh thu nhập của các doanh nghiệp khác để có cơ sở thương lượng với người sử dụng lao động tăng thu nhập cho công nhân. Với doanh nghiệp gặp khó khăn không có khả năng cải thiện thu nhập cho công nhân thì khi cần thiết, công đoàn cơ sở phải phối hợp với người sử dụng lao động thông báo rõ tình hình thực tế tại doanh nghiệp với người lao động, động viên người lao động san sẻ tình hình khó khăn ấy. |
Hà Dịu
Ổn định đình công bằng cách giúp đỡ nhân công là việc tốt.
Nhưng mình e rằng các quan chức địa phương quá hăng say với chỉ tiêu có thể ổn định đình công bằng gây áp lực và áp bức lên nghiệp đoàn và các nhóm nhân công muốn đình công.
Quyền đình công là quyền căn bản nhất của người lao động, không thể xem thường.
Cho nên ta cần nhắc nhở các quan chức địa phương phải bảo vệ quyền lao động, và ủng hộ sự phát triển và sử dụng quyền lao động.
ThíchThích