Thêm một chút mừng vui

Trên báo Đại Đoàn kết số ra ngày 28-2-011, có thông tin về việc nhà nước chi 314 tỷ đồng phát triển giáo dục dân tộc rất ít người, cho 9 tộc người , trong đó có 7 tộc người phía Bắc là Ơ Đu, Pu Péo, Si la, Cống, Bố Y, Mảng và Cơ Lao; 2 tộc người Tây Nguyên là RMâm và Brâu, đều cư trú tập trung ở tỉnh Kon Tum. Ngân sách này được chia cho giai đoạn một đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và các chính sách hỗ trợ học sinh, bồi dưỡng giáo viên và giai đoạn hai tập trung vào việc hoàn thiện các cơ chế cụ thể đối với việc đến trường học của học sinh .

Tôi cũng chú ý tới một trong những mục tiêu của đề án là “ bồi dưỡng giáo viên”. Bởi vài năm gần đây, ở một số vùng dân tộc, bên cạnh giáo viên chính bậc tiểu học đứng lớp, thường bên cạnh phải có các “ trợ lý thông dịch” tiếng dân tộc. ( nghịch lý “ thiếu giáo viên người dân tộc, dạy tiếng dân tộc” này tôi đã từng được nghe ngành Giáo dục tỉnh Đăk Lăk đặt ra trong hội nghị sơ kết 5 năm dạy chữ Êđê trong trường phổ thông ). Không lẽ đối với vùng dân tộc, việc cử tuyển các học sinh người dân tộc thiểu số tại chỗ, đào tạo trong những lớp đặc biệt ( 9+3…), bố trí giảng dạy ngay tại vùng dân tộc lại khó đến thế sao?

Trong những ngày còn công tác ở Cơ quan thường trú đài TNVN, hoặc đi sưu tầm nghiên cứu văn hoá,tôi đã có vài lần đến những trường nội trú cấp huyện, cũng như nhiều dịp được đến các vùng sâu vùng xa của Kon Tum, nơi cư trú của tộc người RMâm, BRâu hoặc các tộc người thiểu số ở những tỉnh Tây Nguyên khác . Đã từng được gặp gỡ các em học sinh cấp II, vóc dáng nhỏ nhoi như cái cây non giữa nắng gió, hàng tháng đi bộ trên con đường hơn 60 cây số bùn lầy mùa mưa, nắng gắt mùa khô, từ làng đến trường nội trú , để nâng niu nhặt lấy từng con chữ, góp vô hành trang kiến thức mai này về lại với cộng đồng.

Tại hội nghị Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc lần thứ III ( khoá VIII) tổ chức ở Hà Nội ngày 27,28/2/011, tôi gặp một bạn trai rất trẻ, thành viên của đoàn Mặt trận tỉnh Kon Tum. Hỏi thăm mới biết, em là người dân tộc RMâm và đã tốt nghiệp lớp 12. Hiện đang công tác ở văn phòng MTTQ Kon Tum. Có lẽ em còn là một trong những thành viên hiếm hoi của cộng đồng tộc người RMâm đạt đến trình độ văn hoá lớp 12

Tại xã Quảng Khê ( huyện Đăk Glong, Đăk Nông) tôi cũng gặp một cô giáo gần như duy nhất tốt nghiệp đại học của người Châu Mạ…

Đi, gặp, để thấy Quyết định số 2123 của Thủ tướng chính phủ là cần thiết biết bao với cộng đồng các tộc người rất ít người ở miền núi.

Chỉ mong những chính sách đúng đắn của Nhà nước, sẽ được vận dụng có sáng tạo ở mọi địa phương miền núi; và không chỉ sẽ trở thành hiện thực để nỗi vất vả được đến trường của thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số, bớt đi nỗi vất vả, mà còn đừng rơi rụng như kiểu chương trình 135 năm nào của Chính phủ, khi tới dân chỉ còn là 531.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s