![]() |
Một thí sinh dự thi kỳ thi đại học năm nay. Ảnh: Hoàng Hà. |
Để tham dự kỳ thi quan trọng nhất trong đời, Lê Thị Hoài Thương cùng bố vượt hành trình 38 tiếng bằng xe khách sau khi gia đình bán một con bò lấy tiền lộ phí, tờ Washington Post kể.
> Ảnh về Hà Nội trên CNN
Bố của Thương, một nông dân, không muốn con gái mình cũng cắm mặt trên cánh đồng như ông. Để có tiền cho con đi thi, gia đình cô gái 18 tuổi này bán một con bò được gần 14 triệu đồng. Trong hành trình dài vào TP HCM, điều hòa trên xe hỏng và người bố phải dùng tờ báo quạt cho con gái.
Đặt chân đến thành phố, lần đầu tiên Thương nhìn thấy nơi cô vẫn mong mỏi được học và cũng thấy khó khăn mà những sĩ tử đầy háo hức như cô sẽ phải gặp phải.
Đầu tháng này, 1,9 triệu học sinh trung học dự các kỳ thi vào đại học và cao đẳng ở Việt Nam. Con số đó cho thấy tốc độ hiện đại hóa nhanh chóng và thế hệ trẻ ngày càng coi tấm bằng đại học là hành trang cần thiết vào đời.
Vấn đề là hệ thống giáo dục chưa phát triển kịp để đáp ứng đủ nhu cầu. Với gần 85 triệu dân, Việt Nam chỉ có khoảng 400 trường đại học và cao đẳng, trong khi Mỹ có 310 triệu dân và hơn 4.400 trường. Tỷ lệ sinh viên của Việt Nam chỉ bằng một nửa của Thái Lan và bằng một phần ba của Hàn Quốc.
Thậm chí các trường dưới trung bình của Việt Nam cũng có tỷ lệ chọn đầu vào cao tương đương những trường đại học danh tiếng của Mỹ.
Một báo cáo năm 2009 của chính phủ Việt Nam về giáo dục bậc cao cho rằng hệ thống này không bắt kịp được với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Theo World Bank, tỷ lệ giảng viên có bằng tiến sĩ của Việt Nam giảm trong thập kỷ qua. Các trường đại học có trung bình một giảng viên cho 30 sinh viên, tỷ lệ này là cao so với chuẩn quốc tế.
Sự cạnh tranh gay gắt để chen chân vào đại học cũng gây ra tình trạng quá tải ở những nơi đặt địa điểm thi. Những học sinh từ vùng nông thôn như Thương đổ đến thành phố. Hệ thống đường sắt Việt Nam giảm 10% giá vé cho các sĩ tử và một số khách sạn giảm giá cho các thí sinh.
Tuần trước, Thương đến một địa điểm thi tại quận 9 cùng với 700 thí sinh khác và làm ba bài thi, mỗi bài kéo dài ba tiếng. Thương coi đó là giây phút trọng đại của cô, và có thể cả con cái cô về sau.
Trong khi các sĩ tử làm bài, các ông bố bà mẹ đầy lo lắng chờ ở bên ngoài. Một ông bố còn cầm theo cả nắm thuốc phòng tình huống khẩn cấp, trong đó có thuốc tiêu hóa, dầu gió và cả bông băng. Một tiếng sau khi buổi thi bắt đầu, những người tình nguyện tại điểm thi đó thông báo một thí sinh ngất xỉu. Vài bà mẹ ngồi bàn tán chuyện báo chí đưa tin một nam sinh ở Quảng Ngãi tự tử vì sợ không làm được bài.
“Cháu không lo lắng lắm”, Thương nói. “Nếu có tấm bằng đại học, cháu sẽ kiếm được công việc tốt, có sự nghiệp tốt hơn. Cháu chứng kiến bố mẹ và ông bà rồi, làm ruộng thực sự vất vả”.
Các thế hệ trước trong gia đình Thương đều làm ruộng. Không một ai, kể cả hai anh chị của cô, học lên cao. Bố của Thương không bao giờ nghĩ con cái ông có thể vào đại học.
Hai anh chị của Thương, lớn hơn cô 14 và 16 tuổi, bỏ học từ lớp 9. Ông bố học hết lớp 8 và rồi đi bộ đội. Ông đặt chân đến TP HCM, khi đó là Sài Gòn, năm 1975 và đây là lần thứ hai ông đến thành phố này.
“Đất nước thay đổi nhanh quá. Ngày càng nhiều xe máy, nhiều người hơn và nhiều nhà cao tầng. Khi tôi ở đây năm 1975, tòa nhà cao nhất cũng chỉ 17 tầng”, ông nói.
Cũng như Thương, nhiều thí sinh khác hy vọng kiếm được một chỗ trong trường Cao đẳng công nghiệp TP HCM. Tỷ lệ chọi phụ thuộc vào từng khoa. Năm ngoái, trường này chọn 7,1% số thí sinh vào khoa quản trị kinh doanh và 6,2% vào khoa tài chính ngân hàng. Trong khi đó, tỷ lệ đầu vào gắt gao nhất của Mỹ năm nay là Đại học Harvard: 6,9%.
Khoảng 70% các thí sinh đại học và cao đẳng Việt Nam tham gia các lò luyện thi. Nhiều giáo viên trung học mở các lớp ôn thi buổi tối tại nhà. Trong suốt năm cuối trung học, Thương đạp xe mỗi ngày 45 phút tới trường và ở lại thêm hai đến bốn tiếng sau mỗi buổi học để ôn tại lò luyện, rồi lại đạp xe về nhà.
Cô gái này cho biết cô làm bài thi tốt, Kết quả sẽ chỉ được công bố vào cuối tháng tới. Thương nói rằng nếu trượt, cô sẽ đi làm, kiếm một chút tiền và ôn thi để năm sau thi tiếp. “Cũng cần phải cố gắng và xem mình có thể tiến được đến đâu”, cô nói.
Ít phút sau giờ thi, Thương gặp bố bên ngoài cổng trường. Hai bố con vội vã ra bến xe để bắt xe về Thanh Hóa. Hai chiếc vé mất gần 650.000 đồng. Bố Thương nói rằng ông sẽ “hơi buồn” nếu con gái đi học xa nhưng ông cũng sẽ rất tự hào. Nếu Thương đậu lần này, ông sẽ vay tiền và nuôi thêm nhiều lợn. “Con bé sẽ thoát phận làm ruộng”, ông nói.
Ngọc Sơn (lược dịch từ Washington Post)
Nguyên bản đầy đủ tiếng Anh để đọc:
http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2010/07/23/AR2010072303685.html
Vietnamese teens’ thirst for college outpaces country’s educational system
By Chico Harlan
Washington Post Foreign Service
Saturday, July 24, 2010
HO CHI MINH CITY, VIETNAM — To take the most important test of her life, Le Thi Hoai Thuong, 18, traveled 38 hours by bus with her father, a rice and corn farmer who doesn’t want his daughter to become a rice and corn farmer.
To fund the journey, the family sold a cow for $730. During the ride, with the air conditioning broken, Thuong’s father fanned her with a rolled-up newspaper. When they arrived in Ho Chi Minh City, Thuong saw for the first time the place where she hoped to go to college.
She also got a glimpse of the obstacles facing the growing number of Vietnamese students with aspirations like hers.
This month, 1.9 million high school seniors in Vietnam took a college admission test. Reflecting the country’s rapid modernization — the government seeks to reach worldwide averages by 2020 — a generation of teenagers now views college education as a fundamental requirement. The problem is, the college education system hasn’t grown, or improved, at a rate commensurate with demand. Vietnam, with 89 million people, has fewer than 400 colleges and universities. The United States, with 310 million people, has more than 4,400.
Even below-average schools in Vietnam have Ivy League-like acceptance rates. Although Vietnam has transformed since the war, reducing its deep poverty with a booming export economy, a potential roadblock looms for efforts to develop skilled labor, cater to foreign investors and keep pace with the region. Vietnam’s proportion of college students is half that of Thailand and a third that of South Korea. According to Vietnam’s leaders and development organizations, the country faces a choice: Either the education system improves, or the improvement here stalls.
A 2009 government report on higher education bemoaned a system that “fails to keep pace with the socioeconomic development of the country.” According to the World Bank, which last month approved a $456.5 million loan aimed at improving Vietnam’s higher education system, the percentage of professors with doctorates has declined in the past decade. Universities have a 30-to-1 ratio of students to faculty, high by international standards.
Within the past few years, the push for college acceptance has turned exam season in July into a bottleneck. Rural students such as Thuong, who’d never been more than 125 miles from home before the exam, flock to the big-city testing centers. Hotels offer discounts. The nationwide train system reduces fares by 10 percent.
Academic steppingstone
Last week, Thuong arrived at the District 9 testing center with 700 others for back-to-back 180-minute tests. She viewed the moment as pivotal — for her and maybe, she said, for her future children.
Nervous parents waited outside. One father held a pouch of emergency supplies — digestive pills, medicated oil and Band-Aids. An hour into the exam, test-center volunteers reported that a student had fainted. A few mothers discussed a newspaper report from Quang Ngai province about an 18-year-old who had killed himself because he feared he had performed poorly on the exam. None of the mothers had told their children about the news.
“I’m not nervous,” Thuong said. “Going to college will help me with a better job, a better career. . . . I’ve seen from my parents and grandparents, farming is really hard.”
Going back as far as records and memory would allow, every previous generation in her family had worked on a farm. Nobody, her two older siblings included, had attended college. Le Van Do, her father, never thought a child of his would even try.
Thuong, his youngest, was unplanned. When he found out about his wife’s pregnancy, Do worried about losing Communist Party membership on account of its strict two-child policy. He talked with his wife about abortion. They decided, instead, to report Thuong’s birth with a letter of self-recrimination. The party accepted the apology. But when Thuong was 7 or 8, her father told her about the reluctance that had attended her birth. He still thinks this shaped her determined personality.
“There’s so much pressure on a third child in Vietnam,” Do said. “She’s not so smart, but she’s hard-working.”
Thuong’s siblings, older by 14 and 16 years, dropped out after ninth grade. Thuong’s father attended school until eighth grade, and at 18, he went to war. He fought for the Communist North against the United States and its South Vietnamese allies, eventually joining a special operations team.
With his battalion, he arrived for the first time in Ho Chi Minh City — then Saigon — in 1975, about an hour after its capture by the North Vietnamese army. The next time he visited the city was this month, when he checked into a dorm room with his daughter for a three-day stay, paying a discounted rate of $2.63.
“I’m just thinking about how this country has moved forward,” Do said. “More motorbikes and many more people and more skyscrapers. When I was here in 1975, the tallest building was 17 stories.” Now, the tallest building is four times that high.
‘It’s important to push’
Several students taking the test — Thuong included — hoped for acceptance into the Ho Chi Minh City Industry and Trade College, a de facto community college. Acceptance rates vary based on intended major, but last year, the school accepted 7.1 percent of business administration candidates and 6.2 percent of its finance and banking candidates. This year, Harvard accepted 6.9 percent of its applicants, the most selective rate in its history.
About 70 percent of Vietnamese college applicants, according to government data, take cram classes. And many high school teachers offer night classes at their homes to students willing to pay. In Thuong’s senior year, she biked 45 minutes every day to school, attended classes, stayed two more hours — sometimes four — for cram sessions and then biked home. When last week’s test ended, Thuong said she thought she did well. She wouldn’t get results until the end of the month, but if she failed, she said, she’d spend the next year working, earning money and studying to take the test again.
“It’s important to push and see how far you can go,” she said.
Minutes after the test, she met her father outside the testing center. They planned to head to the bus terminal for the two-night trip back to Thanh Hoa province, near the north-central coast. Two bus tickets home cost $33.50. Do said that he’d be “a little sad” if his daughter left for college but that he’d also be proud. If Thuong gets into college, he said, he plans to take out a loan and raise several extra pigs.
“She will stop the tradition of being a farmer,” he said.
Special correspondent Luan Nguyen contributed to this report
ThíchThích