Tình Khúc 20 – tưởng niệm Trịnh Công Sơn

Chào các bạn,

Hôm nay nhớ Trịnh! Bên ly cà phê tí tách, chúng ta cùng vui một tí và quên mọi nỗi buồn nha! Khi đọc bài thơ này các bạn hãy chú ý những dòng chữ nghiêng, đó là tên những tình khúc của Trịnh Công Sơn. Các bạn hãy đoán xem vì sao tôi chọn tựa cho bài thơ là “Tình Khúc 20” nhé! Cảm ơn các bạn! Chúc một ngày vui với Nắng Thuỷ Tinh và Mưa Hồng!!!

Tình khúc 20

Em mang phận Tuổi đá buồn
Tôi ru em ngủ đàn vương cung sầu
Lời buồn thánh dưới mưa ngâu
Vỗ bờ tiếng Sóng về đâu dặm dài

Lặng nhìn Chiếc lá thu phai
Người về bổng nhớ mắt ai lạ lùng
Lặng im Nghe tiếng muôn trùng
Đường xa vạn dặm, Buồn từng phút giây

Hoa vàng mấy độ heo mây
Ru đời đã mất hao gầy Vườn xưa
U hoài Cỏ xót xa đưa
Lời thiên thu gọi nghe mưa ngập lòng

Ru em từng ngón xuân nồng
Tình xa, Tình nhớ theo dòng đời trôi
Ngày xưa Thuở bống là người
Hát cho tôiKhói trời mênh mông

Xin dâng một nén hương lòng
Tri ân tưởng nhớ tình nồng thiên thu

Minh Tâm

TĐH: Sau đây mời các bạn thưởng thức các bản nhạc TCS hòa tấu trong album mới ra của Yoshi Imamura & Liz Kinon. Xin click vào các links dưới đây.

1996-Nhà Hát Lớn Hà Nội-từ trái: unknown, Trịnh Còng Sơn, phụ tá của Thế Thanh, Trần Đình Hoành, Hồ Sĩ Khoa, Thế Thanh (tổng biên tập PN TPHCM)
!996 - Nhà Hát Lớn Hà Nội - từ trái: Nguyễn Trọng Tạo, unknown, Trịnh Công Sơn, Thế Thanh, Trần Đình Hoành

15 thoughts on “Tình Khúc 20 – tưởng niệm Trịnh Công Sơn”

  1. Minh Tâm ơi.

    Bài hát Vườn Xưa của TCS ít thông dụng nhỉ, dù lời rất hay:

    “Ngoài hiên vắng giọt thầm cuối đông.
    Trời chợt nắng vườn đầy lá non.
    Người lên tiếng hỏi người có không
    Người đi vắng về nơi bế bồng….”

    Like

  2. Mới lục ra được hai tấm ảnh chụp với TCS và vài bạn nữa vào đại hội nhạc sĩ năm 1996 tại Hà Nội.

    Like

  3. Cảm ơn chị Minh Tâm giới thiệu nhạc Trịnh. Em thích nghe những bài như Hạ Trắng và Nắng Thủy Tinh lắm.

    Trong ảnh, anh Hoành nghĩ ngợi ghê 🙂

    Like

  4. Minh Tâm xin chào hai anh và Hiển!

    @ Anh Hoành ơi! Em cảm ơn anh nhiều lắm! Anh luôn dành cho em những lời động viên, khích lệ. Đã giúp em mạnh dạn làm thơ, hì… dù đôi lúc chưa đúng niêm luật, chưa tròn câu cú. Em thấy được ấm áp trong vườn yêu! Cảm ơn anh rất nhiều!

    @ Anh Can nè! Anh nói đúng đó, bài Vườn Xưa em cũng ko hát được mô! Cũng chưa thuộc lời để nghe đọc tấu, nhưng em vẫn thích giai điệu rất dễ thương và rất ngọt. Em rất cảm ơn anh!

    @ Hiển ơi! Lâu lắm rồi mới gặp em đó nha! Anh Cả mình thì hay tư lự em ha! Hình như đó là ưu thế, nên nhìn đẹp hơn! 🙂
    Hôm nay em có tung lời nói dối nào cho người yêu hết hồn chưa nè? 🙂 Chị muốn chọc em ghê, mà ko biết nói cái chi. HÌnh như có người nói em vẫn hay khóc nhè với người yêu! ha…ha…

    Like

  5. Nhạc Trịnh hay và đậm tính triết lý sâu sắc.GST rất thích ngâm nga ư ử những lúc đi ra đi vô dọn dẹp nhà cửa.Và cũng rất mến mộ tài hoa của ông.Trong ngày lễ giỗ lần thứ 9-nguyện cầu linh hồn ông mau lên cõi Niết Bàn.

    Like

  6. Hình anh Hoành hồi đó trẻ ghê ta.

    Nhưng hỏi anh nho nhỏ
    đứng bên cô áo đỏ
    rồi lại …cô áo hoa
    cô nào cũng xinh nha!

    Like

  7. Mình còn nhớ cảm giác nghe nhạc Trịnh Công Sơn lần đầu tiên. Lúc đó đang học lớp 11 trường Dòng Chúa Cứu Thế, trên đường Kỳ Đồng, cách nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế vài trăm thước.

    Đó là một buổi trưa nắng nóng, có thể là giờ nghỉ giữa lớp sáng và chiều. Mấy đứa bạn nói đằng nhà sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong sân nhà thờ có để nhạc gì lạ mà hay lắm. Mình đi đến nghe. Nhà sách này ngày thường rất yên tĩnh vắng lặng, và luôn luôn mát mẻ hơn ngoài đường. Có hai loa nhạc vang ra nhè nhẹ. Mình mới nghe là đã sửng sốt. Đây là một dòng nhạc rất mới lạ lúc đó, nhưng âm hưởng lại rất thân quen, cho nên mới lạ mà lại thân quen. Chỉ một cây guitar thùng đệm, và tiếng hát của một cô. Sau này mình biết đó là Khánh Ly và Trịnh Công Sơn. Và những lới nhạc thì sâu lắng lạ thường… Đứng nghe nhiều bản, nhưng dòng nhạc Tuổi Đá Buồn là in hằn trong đầu mạnh nhất cho đến nỗi mình có thể nhớ loáng thoàng vài từ ngay lúc đó… Trời còn làm mưa… Mưa rơi mênh mang… Từng ngón tay buồn… Em mang em mang… Đi về giáo đường… Thật là một cảm giác lạ thường. Chưa bao giờ mình nghe một dòng nhạc mới mà lại cảm xúc mạnh đến vậy…

    Vào thời đó, nhạc Trịnh Công Sơn chỉ lưu hành qua băng, và rất ít người có… Một thời gian rất lâu, chỉ sang băng cho nhau nghe được ờ nhà vì bị chính phủ miền Nam cấm (vì các bản nhạc “phản chiến” như là Ca khúc da vàng, Gia tài của mẹ, Đại bác trong đêm…).

    Bây giờ nhớ lại buổi trưa hôm đó, mình vẫn còn có thể thấy lại từng cảm xúc một… Người nghe nhạc TCS những năm về sau này rất khó có cảm xúc của người lúc đó. Vì lúc đó mỗi người đang nhức nhối về chiến tranh, đổ vỡ và chết chóc. Nhất là con trai, suy nghĩ về chiến tranh rất nhiều và rất sớm, vì học lớp 11 là đã có một mớ bạn đi lính và chết rồi… (18 tuổi phải đi lính, nhưng 16 là xung phong được. Mấy đứa bạn hơi lớn tuổi thì đã bị bắt đi lính. Mấy đứa nhỏ hơn nhưng chán đời không muốn học cũng đã xung phong đi. Và vào thời đó chán đời là bệnh triền miên của mọi đứa con trai). Chiến tranh và chết chóc rất gần, cho nên mình hay suy nghĩ về nó nhiều… Trong trạng thái đó, nghe nhạc TCS lúc đó, là nghe những nhức nhối sâu thẳm trong lòng mình được người khác tỏ lộ dùm…

    Thực sự là mình đọc nhiều sách về chiến tranh và hòa bình, từ sách lịch sử đến sách chính trị học đến sách triết, và TCS thì cực kỳ lớ nga lớ ngớ chuyện chính trị, nhưng mình vẫn phải kể TCS như là người ảnh hưởng mình nặng nhất về quan niệm chiến tranh và hòa bình, bằng cách khởi động một cái nhìn rất rõ về chiến tranh, ngay từ lúc mình còn học lớp 11…

    (Sau này có gặp TCS mấy lần–trong nhà hàng của gia đình TCS ở SG và mấy lần ở Hà Nội–nhưng chẳng nói được gì nhiều, vì mình nói chuyện rất tập trung, vào một điểm, còn TCS thì “all over” cho nên nói với nhau không hạp 🙂 )

    Like

  8. Minh Tâm em viết bài ” Tình khúc 20 “Quá hay chúc mừng em nhé .Chắc Nhạc sỹ TCS đã nhập hồn rồi đó hi hi .
    @ Chào anh Hoành .
    Anh thật diễm phúc được biết nhạc sỹ Trịnh Công Sơn .Em rất yêu nhạc Trịnh nhưng chưa gặp được chính Nhạc sỹ chỉ nghe qua những người thân kể nhưng rất hấp dẫn .Đúng nhạc của Ông thật bất hủ tồn tại với thời gain ,lặng đọng sâu lòng người .
    Ở chổ em mấy anh lớn cũng tổ chức ngày giỗ rất sâu sắc ,Hát những giai điệu của Ông . Hôm nay tưởng nhớ người xin thắp nén hương lòng kính dâng lên Ông .Chúc ông siêu thoát nơi cõi vĩnh hằng .
    HP

    Like

  9. @ MT cảm ơn GST đã ghé thăm và chia sẻ! Ngày nay MT cũng nghe rất nhiều bài của ông. Thường thì mình nghe nhạc ko lời, vì ít cần tập trung, vừa nghe vừa làm việc. Nhưng hôm nay dành cả buổi chiều để nghe nhạc có lời, để thắm thía từng lời từng chữ, như một bài thuyết giảng.

    @ Anh Hoành ơi! Lúc anh kể chuyện này, Chắc chắn là anh vừa viết vừa hát lại giai điệu đó phải ko? Anh có kỉ niệm về sự khởi nguồn yêu nhạc Trịnh thật đẹp! Khoe với anh nha! Hồi đó em cũng có thể tự đánh đàn và hát vài bài của Trịnh đó nha! Sau này có em bé, mẹ em bé chỉ còn biết “quýnh đàn” hì… Giờ thì ko mất lòng dây nào hết á! 🙂
    – Em cảm ơn anh rất nhiều về cách phối bài hôm nay đã cho em được vinh dự vào mục “Nhạc Xanh” lúc chiều vui quá, quên lời cảm ơn anh! Hình ảnh và các bài hát anh đưa vào đã làm bài thơ có nhiều cảm xúc đẹp hơn!
    @ Anh HP ơi! Anh chọc quê em gái nhen! Hôm nay em ở lại trường ko về tham gia đêm nhạc nhớ Trịnh với các bạn xóm Suối Đá được tiếc ghê! Em đang nghe một mình cho đã đời nè! Chúc anh vui nha!

    Like

  10. Không có chi Minh Tâm. Đính chính: Hai tấm ảnh là của chị Huệ. Tất cả mọi thứ sắp xếp khác là của anh 🙂

    Like

  11. Dạ! Em đã cảm ơn chị Huệ về ảnh minh họa rồi ạ! Ý em muốn nói là những hình ảnh kỉ niệm của anh có TCS, đã làm cho không khí nhớ Trịnh đồng cảm hơn với bài thơ nì!
    Cảm ơn anh nhiều nha!

    Like

  12. Minh Tâm ơi ! anh giờ cũng đang nghe nhạc hòa tấu TCS đây .Càng về khuya càng hay .Năm nay ở anh bận rộn qua nên không tổ chức đêm nhạc Trịnh ..Nên buồn một mình ngồi nghe đây .Chuxc em vui và có nhiều đột phá trong sáng tác nha .
    HP

    Like

  13. Hihi… Hình như câu “đính chính” của anh Hoành với chị Minh Tâm là vào ngày Cá Tháng Tư thì phải!!:D

    Like

  14. Chào Quynh Linh! Đúng vậy đó em, nó diễn ra trong ngày Cá tháng Tư, nhưng nó ko có mang ý nghĩa của ngày đó mô nì! Tại chị nói chưa rõ ý, nên anh Hoành phải đính chính lại là đúng thôi! Bài của chị lúc nào cũng được chị Huệ ưu ái quan tâm tìm hình đó em! Mà cũng nhờ sự tìm hình công phu của chị Huệ, làm cho các bài thơ của chị rõ ý hơn, hay hơn… ko phải khen chị mô hỉ! Thật 100% đó nghe! 🙂 Cảm ơn em! Chúc em vui!

    Like

Leave a comment