Hi Vọng

Bóng tối bủa vây khắp căn phòng kín mít, không có lấy một khe hở nào để ánh sáng dù nhỏ nhoi có thể len vào. Bóng tối đen đặc cứ đập vào mắt gây nhức nhối. Có cảm giác như bị mù.

Nó ngồi đó, bó gối nhìn vào màn đêm u tối, im lặng nghe trái tim Nó đập từng nhịp, từng nhịp. Nó liên tưởng tới một lúc nào đó, trái tim của Nó mệt mỏi, nằm im và không muốn đập những nhịp đập đều đặn đó nữa. Tuyệt vọng, chán chường.

Nó không biết bao nhiêu đêm rồi mình thức trắng. Không phải Nó không muốn ngủ nhưng giấc ngủ đến với Nó cứ chập chờn, đáng sợ. Mới vừa nhắm mắt, Nó đã mơ thấy ác mộng, những cơn ác mộng kinh hoàng mà tỉnh dậy Nó không thể lý giải được tại sao. Nó cũng không biết mình đã ngồi như thế trong bao lâu. Mọi thứ đối với Nó dường như đã ngừng lại. Trong Nó không còn chút ý niệm nào về không gian, thời gian kể từ buổi sáng hôm đó.

Mọi thứ xảy ra quá nhanh, nhanh đến nỗi làm cho Nó không kịp cảm nhận được chuyện gì đang diễn ra. Từ hôm đó đến giờ, trong đầu Nó lúc nào cũng văng vẳng một câu hỏi ” tại sao?”. Nó đi tìm mọi lý do nhưng cũng không thể trả lời cho câu hỏi của mình. Nó ép bản thân tin rằng đấy chỉ là một sự nhầm lần, rằng chuyện đó là của người có cái tên giống Nó. Nó tự huyễn hoặc mình rằng không bao giờ chuyện đó có thể xảy ra với Nó… Còn nhiều, rất nhiều lý do Nó tự bào chữa cho mình.

Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Dù cho Nó có cố tình không chấp nhận, thì cái sự thật hiển nhiên đó vẫn đang đeo bám Nó ngày qua ngày. Nó bàng hoàng, đau đớn và xót xa cho cái số phận của mình. Bởi Nó sinh ra trên đời này đã là một sai lầm, tồn tại đến giờ phút này lại càng sai lầm hơn nữa. Cái suy nghĩ ước gì mình chưa từng được sinh ra lại quay về trong tâm trí của Nó. Nó mất phương hướng. Nó cứ quay cuồng mãi với sự đắn đo, chấp nhận hay từ bỏ. Nếu chấp nhận, Nó sẽ phải rất dũng cảm, phải có đủ bản lĩnh để đối mặt với nỗi đau về thể xác và tâm hồn. Còn nếu từ bỏ, mọi chuyện hết sức đơn giản, nhẹ nhàng nhưng Nó sẽ bị mang tiếng là kẻ hèn nhát, Nó sẽ làm cho trái tim của những người yêu thương Nó đau đớn. Nó sẽ làm cho Chị, người mà Nó kính trọng và yêu quý thất vọng. Đó là điều Nó không hề muốn. Gọi điện cho Chị, Nó khóc. Nó là đứa rất bản lĩnh, dù gặp phải chuyện gì cũng chưa bao giờ để lộ cảm xúc ra ngoài. Nhưng với chị dường như Nó không che dấu gì cả. Nó khóc như một đứa trẻ. Khóc với nỗi ấm ức đè chặt trong lòng. Chỉ có Chị mới có thể hiểu được tâm trạng của Nó mà chính bản thân Nó cũng chẳng hiểu nổi. Chỉ có Chị mới có thể kéo Nó lên khỏi bờ vực mà Nó đang tìm cách lao xuống.

Hai tuần điều trị thử nghiệm, Nó tưởng đâu mình đã chết. Những cơn đau về thể xác hành hạ Nó. Nó gắng chịu đau, cố quên đi cái cảm giác nhức nhối xâm chiếm Nó từng giờ từng phút. Bác sĩ hỏi Nó có đau lắm không, Nó chỉ cười nhăn nhó. Tác dụng phụ của thuốc còn khiến Nó mơ màng như bị mộng du, nằm trong bệnh viện mà Nó cứ ngỡ mình đang ở tận đâu đâu. Nó cố ngủ. Trong giấc ngủ vội vã, Nó thấy đôi chân mình chênh vênh , đứng ở một nơi thật tối, thật đáng sợ. Có hàng ngàn khuôn mặt gớm giếc, kỳ lạ đang nhìn Nó, cái nhìn như muốn hỏi Nó là ai, tới đây làm gì. Tỉnh dậy rồi mà Nó còn cảm thấy những khuôn mặt đó đang hiện hữu quanh đây, nhìn xoáy vào ruột gan Nó.

Nằm trong viện, nó chứng kiến nhiều mảnh đời còn bất hạnh hơn mình. Chứng kiến lằn ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Bên khu B, cái Nga vừa mới qua đời. Hồi sáng Nó còn mang sang tặng cái Nga một con gấu bông, vậy mà chiều nay, chị y tá mang con gấu về trả lại cho Nó. Nó bàng hoàng và tự giận mình đã không kịp nói lời tạm biệt với người bạn đặc biệt đó.

Cảm xúc lẫn lộn, Nó bỗng chốc thấy sợ, sợ màn đêm, sợ cái chết sẽ ập xuống đầu Nó bất kỳ lúc nào. Sợ những bóng ma vây quanh Nó khi đêm xuống, sợ sự cô đơn đang xâm chiếm trái tim bé nhỏ. Trong đời Nó, Nó chưa từng trải qua cảm giác như thế này bao giờ. Cảm giác như bị bỏ rơi, bị bỏ lại chốn này một mình. Tủi thân, Nó muốn khóc nhưng không thể khóc, nước mắt cứ nghẹn lại trong cổ họng. Nó sợ lắm. Nỗi sợ hãi đó như một động lực mãnh liệt, đẩy Nó ra khỏi bóng tối u uất, xua tan những ý nghĩ vẩn vơ trong tâm trí Nó. Nó bước ra ánh sáng, ngẳng mặt nhìn cuộc đời và môi nở nụ cười ngạo nghễ.

Vậy là giờ Nó đã biết mình phải làm gì. Nó sẽ chấp nhận sự thật. Nó sẽ đối diện với chính bản thân mình. Nó sẽ tìm cách để có thể thoát ra khỏi cái định mệnh của mình. Nó sẽ đương đầu với những gì đang chuẩn bị xảy đến. Bởi Nó cũng đã nhận thấy mình không hề đơn độc. Bên cạnh Nó còn có Chị, có tình yêu thương của Chị dành cho, có sự quan tâm của nhiều người bạn mới. Sự quan tâm chân thành mà Nó chưa bao giờ được nhận trong đời mình. Niềm hy vọng dù nhỏ nhoi đang len lỏi vào suy nghĩ của Nó. Không phải định mệnh tạo ra Nó, mà chính Nó sẽ tạo ra định mệnh cho mình. Thay đổi tư duy tích cực hơn, Nó sẽ làm được điều đó.

Nó chợt nhớ những ý tưởng về tư duy tích cực trên trang web quen thuộc đã trở thành món ăn tinh thần hàng ngày đã dần giúp nó thay đổi tư duy từ tiêu cực bi quan đã theo hướng tích cực và lạc quan hơn. Cái giây phút tình cờ khi nó gõ vào phần tìm kiếm của google: Hạnh Phúc là gì? Những ai có thể hưởng được đặc ân ấy? Thế rồi tiêu đề bài viết: ” Để hạnh phúc: buông xả và tha thứ “ hiện ra giữa bao nhiêu tiêu đề khác. Định mệnh dun dủi cho nó click vào cái link ấy để rồi nó đến với ngôi nhà của yêu thương của hi vọng như những mầm xanh. Và những thay đổi đã xảy ra từ trong sâu thẳm tâm hồn nó.

Nếu không có sự thay đổi kì diệu ấy, nó đã chọn cách giải quyết cuộc đời, chấm dứt nỗi đau, vĩnh biệt bóng ma của quá khứ và nỗi sợ hãi theo cách ấy: dại dột và hèn nhát.

Đâu đó trong đầu nó vọng lên một câu nói về đau khổ đọc được khiến nó suy nghĩ :

Đau khổ là một phần của đời sống…..
Rõ ràng là chúng ta không thể tránh đau khổ hơn là tránh ăn uống ngủ nghỉ. Chúng ta chỉ có thể học cách xử lý với đau khổ thế nào khi chúng đến mà thôi. Càng trải nghiệm đau khổ, chúng ta càng trưởng thành ra, càng già dặn ra, càng khôn ngoan ra.
” ( Trần Đình Hoành)

Và nó đã bắt đầu nhận rõ hình bóng mình trong một bài viết khác, Những Ngọn Nến Cho Đời:

Tuy nhiên khi chúng ta đã trưởng thành, dù chỉ mới vài bước trong tư duy tích cực, chúng ta bắt đầu cảm nhận được rất rõ ràng quyền lực của tư duy tích cực trong việc chuyển hóa đời mình. Và đời của những người khác.” (Trần Đình Hoành)

Ánh mặt trời đang lấp ló những tia nắng rực rỡ đầu tiên, báo hiệu một ngày ấm áp sau những đêm lạnh giá. Đâu đó ngoài kia có tiếng chim hót líu lo đón chào ngày mới.


Nguyễn Thanh Mai

Leo_pretty

16 thoughts on “Hi Vọng”

  1. Thanh Mai à,

    Lời nói của em không chỉ làm anh hay chị Huệ cảm động, mà sẽ làm tất cả các admins, tác giả, và bạn bè thường xuyên của ĐCN xúc cảm rất nhiều. Cám ơn em.

    Thanh Mai, đời có mưa có nắng, có lúc mang cho ta kẹo chocolate trong hộp vuông óng ánh, có lúc thuần túy thẩy rác rến lên đầu ta… Rât thường khi ta chẳng có cơ hội và quyền chọn lựa.

    Nhưng ta có quyền và có cơ hội biến tất cả mọi thứ rơi vào ta–từ chocolate đến rác–thành hoa trái cho đời.

    Em bước vào một khoảng sân mới, có nhiều loại hoa rất đẹp–hoa hồng, cẩm chướng, mẫu đơn v.v…–và một đống rác–vỏ chai, lon thiếc, vỏ chuối, xương cá, vỏ dưa hấu, gỗ vụn…

    Em có thể dùng hoa để trang trí nhà cửa.

    Mang vỏ chai và lon thiếc bán cho các bà mua ve chai, recyle để giúp môi trường trong sạch.

    Vỏ chuối, vỏ dưa hấu, xương cá… đổ vào một hầm sau nhà để thành phân vi sinh cho mấy cây cối trong vườn.

    Gỗ vụn cho ai đó nấu nướng.

    Nói chung là khả năng và quyền lực của mỗi người chúng ta biến mọi thứ đến với mình thành hoa trái cho cuộc đời thì vô giới hạn, dù cái đó có thể là một thùng rác khổng lồ không mong ước.

    Nắm vững điều này, và em sẽ ngạc nhiên vì em sẽ tạo ra cây trái cho đời nhiều hơn là em đã có thể làm xưa nay, và nhiều hơn là em có thể bao giờ tưởng tượng.

    Mình càng nằm trong thế khó, khả năng cung ứng cho đời của mình càng lớn lao. Luôn luôn là thế.

    Em vui và khỏe nhé. Không phải chỉ một hay hai người, mà cả vườn chuối đểu hướng về em. 🙂

    Go, lady! And win!

    Like

  2. Dear chị Thanh Mai,

    Em đọc xong thì cảm nhận chị đã ở trong một hoàn cảnh tuyệt vọng cùng cực, mất phương hướng hoàn toàn. Chị đã tìm thấy cho mình lối thoát khi đọc ĐCN và đã tìm thấy con đường đi của mình. Em rất vui khi biết như vậy.

    Nhưng em chợt nghĩ còn bao nhiêu người khác, chẳng có Internet, chẳng có thể tình cờ đọc được một hai bài viết của anh Hoành và các anh chị ở đây, họ đang thế nào?

    Chị Mai ơi, em nghĩ có lẽ chúng ta sinh ra bị bao bọc bởi một bầu trời những kì vọng, quá nhiều…Nhiều đến nỗi mà trước một cái sân có cả hoa và rác, ta chỉ nhìn thấy hoa, biết hoa đẹp có thể ngắm được, còn rác rưởi là thứ bẩn thỉu vứt đi…chỉ biết nghĩ đến thế thôi.

    Em có một nỗi sợ là mình cứ bị kéo lên cùng những kì vọng đó, để rồi có lúc nhìn lại thấy đang lơ lửng trên trời cao tít tắp, với những con người ở đâu đâu xa lạ, còn bao nhiêu người khác dưới đất kia, mình chỉ có thể nhìn từ xa mà thôi.

    Cảm ơn chị đã chia sẻ. Em chúc chị sẽ luôn bình an và tích cực hơn mỗi ngày 🙂

    Like

  3. Đọc những cảm nhận của Nó mình muốn bái Nó làm sư phụ vì Nó đã kinh qua nhiều quá, cảm nhận được hơn mình nhiều quá, đặc biệt là những nỗi đau. Cũng như lần gặp một thằng bé bị gãy chân, phải bó bột nhưng thằng bé vẫn không hề nhăn nhó hoặc cảm thấy gì khó khăn khi cứ lết lết trên sàn, không bò cũng không đi được. Mình nhìn nó và cười thật thương: “Con giỏi quá hen, hơn cô nhiều lắm”. Chắc thằng bé chẳng hiểu hết lời mình muốn nói.

    Dear Mai,

    Có như vậy mới đáng trân trọng những gì mình đang có: bước vào “Vườn Yêu” với các Anh Chị và các Bạn trong vườn.

    Và, hãy nhìn thẳng vào những đôi mắt đen tròn của gấu lớn, gấu bé xung quanh Mai. Các bạn đều có thể nói “vậy hả”. “Buồn dữ vậy hả”, “Đau dữ vậy hả” “Ghê dữ vậy hả”, “Vui dữ vậy hả”. Thảo cũng đang “vậy hả” đây nè.

    Mình cũng xin cùng Gấu gửi một lời chia tay muộn đến Nga của Nó nhé.

    Thương nhiều.
    Phương Thảo.

    Like

  4. Ừ, nói như chị Phương Thảo, xin gửi lời chia tay muộn đến Nga của Nó!
    Thật xúc động Thanh Mai ạ!
    Bạn vui mỗi ngày và hi vọng mỗi ngày nghe!
    Như là nhật kí phải không Mai?
    Mà nhật kí giờ có nhiều mình của mình cùng chia sẻ.
    Rất muốn được bắt tay Thanh Mai thật chặc!
    Nguyễn Tấn Ái

    Like

  5. Nhỏ dễ thương ơi!

    Em nhìn nè! vườn chuối xanh tươi
    Em thấy không? rộn rả tiếng cười
    Em nhìn đó! muôn chim vui hót
    Nắng hồng tươi, thiện hảo, an hoà…

    Hãy bước lên cùng với cả nhà
    Nhận ấm áp, đón duyên hạnh ngộ
    Hãy vượt qua chuỗi ngày đau khổ
    Bên em là bờ đá yêu thương…

    Em đã nghe và hiểu nghĩa vô thường
    Hãy chuyển hoá để làm ngọn nến
    Thắp ánh hồng bằng những yêu thương
    Em! Có em, xanh ngát khu vườn.

    * Chị ấy và cả nhà sẽ luôn bên em, em hãy đón nhận và trao tặng cho “Nó” một sức mạnh của niềm tin ngày mai tươi sáng!

    Like

  6. Mai ơi,
    Dù không ai thay thế được Chị trong lòng Mai, nhưng tất cả các anh chị và bạn bè trong vườn đều đang chìa bàn tay thân ái cho Mai đó.
    Ngày mới đã bắt đầu với nắng ban mai ấm áp và tiếng chim líu lo buổi sớm. Hãy bỏ quá khứ lại sau lưng để sống một ngày vui trọn vẹn đi em. Từng ngày vui, từng ngày vui sẽ kết thành chuỗi ngày hạnh phúc cho em đó.
    Không quan trọng là mình sống được bao lâu, mà là mình sống như thế nào, có phải không em?
    Vượt qua nghịch cảnh và vươn lên em nhé.
    Cả nhà luôn cùng em mà, em thương 😛 😀 🙂

    Like

  7. HI, chị Mai
    Đọc chuyện của chị mà em thấy mình yếu ớt quá, cách đây 2 ngày em phát hiện ra mình mọc một chuỗi hạch trên cổ bên phải, không biết có phải vì bệnh nghề nghiệp không?, mà em đã lôi hết đống sách của mình ra để tự xem bệnh cho mình, nhưng xem đi xem lại đều thấy bệnh nào cũng có điểm giống, và cuối cùng em đã phải đến bệnh viện khám.
    Khi ông bác sĩ khoa tãi mũi họng sờ vào cục hạch của em ông ý nói sao để hạch to thế này mới đi khám, lúc đó em thấy sợ, khi ông ý nói thêm câu thứ 2 “bệnh của cháu có phần phức tạp rồi đấy”, em nghe vậy sợ quá tự dưng khóc nức nở, hai tay thì vẫn gạt nước mắt, mồm thì vẫn há đọc chữ “a”, “i” theo hướng dẫn của bác sĩ. Rồi cuối cùng ông bác sĩ kê cho em lá đơn đi làm sinh thiết tế bào, xét nghiệm máu, siêu âm, MRI….em nghĩ thôi rồi hay là mình bị ung thư, em hỏi thì bs an ủi và nói “đã có kết quả gì đâu mà khóc, làm bs thì phải can đảm lên chứ, có phải cháu nghĩ mình bị ung thư rồi không? đừng có để bệnh nghề nghiệp làm ảnh hưởng đến tinh thần, cứ đi làm hết các xét nghiệm đi đã”. Rồi em đi lấy máu( kết quả bị thiếu máu nhẹ), Siêu âm ( phát hiện nhiều khối hạch lớn bên cổ phải), chụp phổi (bình thường), làm sinh thiết tế bào (chưa có kết quả), chụp MRI phần vòm họng (chưa có kết quả, nhưng tự nhìn thì thấy ko co vấn đề gì), PPD ( chưa có kết quả)….Tối qua về nhà tâm trạng rất căng thẳng vì cả ngày trong bệnh viện khóc nhiều quá nên mệt mỏi (vì em rất dễ khóc, hơn nữa hôm qua em thấy tủi thân vô cùng khi một mình phải chạy hết khoa này đến khoa kia để khám, và cũng vì lo lắng chị a), gọi điện báo cho bố mẹ biết tình hình, loanh quanh một chút rồi đi ngủ. Cả tối em cũng trằn trọc suốt, cứ tưởng tượng ra mình bị hết bệnh này đến bệnh kia, lại thêm việc lúc chiều chọc sinh thiết đau quá, nhói vào tận tai và hết phần cổ bên phải nên em mãi không ngủ được. Sáng nay em đã nằm ì một chỗ, chẳng dậy đi làm nữa, chiều nay thì vào viện lấy kq sinh thiết “một lượng lớn tế bào hạch tăng sinh, đề nghị kháng viêm và 2 tuần sau làm sinh thiết lại”, MRI vận chưa có kq, PPD đợi thêm 1 ngày nữa, siêu âm các cơ quan đều OK, vậy là nhẹ nhàng hơn một chút vì có khả năng là mình bị viêm hạch cấp tính thôi…
    Giờ thì tâm trạng của em khá hơn hôm qua nhiều, lại đọc thêm chuyện của chị nữa bỗng dưng muốn viết điều gì đó để tìm sự đồng cảm quá chị ạ. Đúng là có bênh mới thấy sức khỏe quan trọng biết nhường nào chị nhỉ. Mong rằng chi Mai mạnh mẽ nhiều nhé.
    Em Uyên.

    Like

  8. Cám Thanh Mai, bài viết của Mai cảm động quá. Mình cũng từng rơi vào những giằng xé nội tâm và vẫn sống giữa cuộc đời bình thường. Đến khi những gì giằng xé nổi lên trên mặt nước, mình không biết nó ở đâu tới.

    Cho đến khi ta quyết định bước vào ánh sáng, bao nhiêu những cái mê, cái sảng sẽ không còn chỗ đứng. Ánh sáng dần dần sẽ tràn ngập ta, ảnh hướng đến cách ta nhìn cuộc sống, để đển mức ngay cả khi mơ, cũng không thế có ác mộng. 🙂

    Chúc mừng Mai đã vượt qua được nhiều thử thách của con người.

    United we stand!

    Like

  9. Hi Thanh Mai,

    Việc tư duy tích cực và vui vẻ hàng ngày giúp cơ thể mình chống bệnh thì đã quá rõ rồi. Anh mong là em không quên điều đó. Anh có bài báo của Chicago Tribune ở Chicago (Mỹ) về việc đó dưới đây.

    Nhưng để anh kể chuyện của anh cho em nghe. Tháng 10 năm 1996 anh phải vào phòng cấp cứu ở Singapore. Sau vài tiếng đồng hồ bác sĩ cho biết là anh bị acute pancreatitis (sưng lá lách nặng). Triệu chứng rõ nhất của bệnh này là bị đau bụng đến mức chưa từng thấy trong đời. Anh nghe nói đến đau đẻ, nhưng có lẽ đau đẻ cũng không bằng đau pancreatitis.

    Bệnh này, loại acute, từ lúc gõ cửa, tức là lúc lên cơn đau, đến lúc về chầu chúa, thường là ba ngày.

    Bệnh này có hai lý do: Uống rượu nhiều–anh không uống rượu bao giờ; và trúng vi khuẩn. Chắc là vì anh ăn đồ ăn vỉa hè ở Singapore, Việt Nam, Indonesia, và Malaysia. Lúc đó anh chỉ ăn vỉa hè và từ chối đồ ăn khách sạn và các nhà hàng lớn, để tìm thiểu về đời sống các nước.

    Vắn tắt: Anh nằm bệnh viện ba tháng với một team bác sĩ cả chục người. Tuy nhiên trong ba tháng đó anh chẳng sợ hãi một giây nào cả, chỉ một giây đồng hồ cũng không. Anh vẫn vui vẻ, nằm cầu nguyện: “God, if you want me to take a vacation here, that’s fine with me. If you want me to go tomorrow, that’s fine with me. I’m ready. Whatever you want, I will obey you. But if you ask for my idea, then I want to be out to do some work. But, please do what you need to do. I am happy.” (Chúa ơi, nếu chúa muốn con nằm nghỉ hẻ ở đây, vậy cũng được với con. Nếu chúa muốn con đi luôn ngày mai, cũng được với con. Con đã sẵn sàng. Bất kỳ điều gì chúa muốn, con cũng vâng lời. Nhưng nếu chúa muốn hỏi ý con, thì con muốn ra ngoài làm việc. Nhưng, hãy làm việc gì chúa phải làm. Con vẫn vui vẻ).

    Sau vài hôm thì bên cạnh anh có một cậu cũng cùng bệnh và cùng một team bác sĩ. Được vài bữa thì cậu không ở đó nữa, anh nghĩ là cậu ấy được về nhà sớm. Ba tháng sau trước khi xuất viện, mời cô y tá xuống nhà ăn ăn trưa để cám ơn và chia tay, mới biết là cậu ta đã về chầu chúa rất sớm. Cô ấy nói với anh là cô đã làm trong khu giải phẩu đó 8 năm và anh là người đầu tiên cô ấy gặp đi vào với bệnh đó và còn sống để đi ra.

    Vào thời gian đó anh có hai quyển sách–một quyển thánh kinh hay mang theo mình, và một quyển sách mượn của cô bác sĩ về bệnh mình đang có, để biết bệnh tình mình ra sao và bác sĩ chữa trị thế nào. Và một tập viết nhỏ để viết. Nhưng phải hơn hai tháng sau khi nhập viện thì mới cầm cây bút nổi.

    Pancreatitis hay lên cơn đau bụng kinh khủng. Lúc đầu chịu không nổi, y tá hay tiêm thuốc trừ đau. Nhưng về sau hơi quen quen, anh cắn răng chịu đau, không dùng thuốc trừ đau, vì anh muốn giữ đầu óc cho tỉnh táo. Mỗi khi đau quá phải rên, cô y tá lại chạy vào hỏi, “Ông cần thuốc trừ đau không?” Anh nói, “Tôi chịu được. Khi nào tôi chịu hết nổi tôi sẽ nói cho cô biết.” Vì anh nghĩ rằng, nếu cái đầu của mình cứ lờ đờ nằm ngủ vì thuốc trừ đau, nó không làm được việc chỉ huy cho cơ thể kháng bệnh.

    Dĩ nhiên việc anh còn sống sót là một phép lạ (có rất nhiều chi tiết để liệt kê nó vào loại phép lạ, nhưng để khi khác sẽ nói). Nhưng điều chắc chắn là, thái độ tích cực của mình cũng dự một phần lớn trong đó.

    Cho nên đừng coi thường khả năng của hệ miễn nhiễm của mình chống bệnh. Giúp nó, bằng cách vui vẻ, tích cực, hoạt động.

    Em khỏe nhé 🙂

    A. Hoành
    .

    How thinking can fight disease

    The many ways thinking can fight-disease is described below in a very long article from the Chicago Tribune. It is worth reading every word even if you are currently healthy.

    In the 17th Century Rene Descarte said, “I think, therefore I am.” It has taken western medicine three centuries to catch up with him. If you have not yet read about EFT, the emotional freedom technique that taps acupressure points to release negative emotions that cause physical pain, I recommend that you read that first. Then come back and read this article with an EFT overlay in your mind. It will give you a double-whammy on how your thoughts can truly fight-disease.

    Evelyn Cole, MA,MFA
    The Whole-mind Writer

    .

    Thinking Can Alter the Way Your Body Fights Disease, New Research Shows

    By Ronald Kotulak
    Source: Chicago Tribune

    Saturday, November 04, 2006

    Western medicine separated the mind from the body in the Middle Ages when the famous French philosopher and mathematician Rene Descartes agreed to accept flesh and bone as the province of physicians, while the Catholic Church claimed possession of the mind, insisting it was the creation of the soul.

    But Descartes, whose works were placed on the Church’s Index of Prohibited Books in 1667, believed the two really interacted in the brain. Using the fledging powers of observation and deductive reasoning that he was then developing, Descartes could conclude that “the mind is so intimately dependent upon the condition and relation of the organs of the body, that if any means can ever be found to render men wiser and more ingenious than hitherto, I believe that it is in medicine they must be sought for.”

    It’s taken a long time, but doctors and psychologists are now bringing the mind and the body back together amid new evidence that the mind can improve the healing process in ways that traditional medicine can’t.

    Unlike earlier notions about the mind-body connection, which were often based on anecdotal stories or simply “gut” feelings, scientists now can document through powerful imaging technology what Descartes could only deduce, that our thoughts are capable of producing dramatic chemical and physical changes that directly affect our health.

    Health Psychologists

    Hospitals, including Northwestern Memorial in the Chicago area, are enlisting the help of “health psychologists” to find nontraditional ways to treat patients with common disorders like cancer, heart disease and gastrointestinal problems.

    In doing so, doctors have had to come to grips with something that many have been reluctant to admit: that a patient’s beliefs can affect the healing process, and that the so-called placebo effect is not an exercise in self-deception, but an authentic biological reaction orchestrated by the brain.

    “Over the last several decades the empirical evidence (for the placebo effect) has really mounted, and people in our culture today are much more likely to embrace this mind-body interaction and synthesis,” says Kim Lebowitz, director of cardiac behavioral medicine, who was recruited in 2004 by Northwestern Memorial, becoming the first psychologist in the country to be hired full time by a hospital cardiac unit.

    Health psychologists are not like psychiatrists, who try to uncover childhood roots of emotional problems. Rather, their practice,

    called behavioral medicine, is based on studies showing that stress, anxiety and depression – which show up as physical symptoms and are a major reason 60 percent of patients visit doctors – can harm the body just as directly as germs, artery-clogging diets, lack of exercise, obesity and misbehaving genes.

    They are at the interface of psychology and biology, where what people think and their beliefs can either increase the risk of disease on the one hand, or restore equanimity on the other.

    An Untapped Reservoir of Healing

    Patricia Mumby, assistant professor in the department of behavioral neurosciences at Loyola University Medical Center, is part of the new breed. A longtime registered nurse, she became dissatisfied with medicine’s half measure of care and went back to school to study psychology. She felt it was an untapped reservoir of healing.

    “Patients are recognizing the (mind-body) connection, and they want more control over their own health care and their own well-being. Health care providers are recognizing it too and are more open to it.”

    The healing power of the tools used by health psychologists – relaxation techniques, self-hypnosis, biofeedback, yoga, acupuncture, exercise, coping skills – rests on two revolutionary findings by researchers into how the brain works. One is that a vast network of nerves hard-wires the brain to all the body’s organs in more ways than previously thought. The second is that the brain constantly sends out streams of hormones to regulate the digestive, heart and immune systems and then responds to the chemical messages sent back.

    This field of research, with the formidable name of psychoneuroimmunology, studies how stressors, and the negative emotions they generate, are translated into physical changes. The brain, for example, carries on a two-way conversation with the immune system, and stress can dial up such hormones as cortisol and adrenaline, increasing the risk of infection and delaying healing. Laughter and exercise, on the other hand, can release hormones that subdue inflammation and jack up natural killer cells, which may provide increased protection against cancer.

    Descartes knew that the brain could easily be deceived, that the thrill experienced by someone mistaking a piece of glass for a diamond would feel as genuine as if they had found the real thing. What recent research has revealed are the chemical alterations in the brain that underlie these emotions. New findings show, amazingly, that the brains of people in clinical trials who take what they think is a potent drug, but which really is a sugar pill or placebo, produce almost the identical neurochemical changes as the brains of drug takers.

    In one study, during which Parkinson’s disease patients got noticeably better on a sham drug, imaging showed their brains were producing more of the muscle-controlling chemical acetylcholine as were the patients receiving the real medication. Placebos routinely improve disease symptoms 30 to 60 percent of the time, compared to active medications, which often do not do much better. And, like real drugs, placebos can produce adverse side effects when subjects think those side effects are possible.

    Negative Emotions Prolong Illness

    It is 21st century evidence for what the Stoic philosopher, Lucius Seneca, noted some 2,000 years ago: “It is part of the cure to wish to be cured.”

    Dr. Patrick McCarthy, co-director of Northwestern Memorial Hospital’s Bluhm Cardiovascular Institute, understands what Seneca was talking about. “With surgery we can fix hearts that are (diseased), but that only goes so far,” he says. Patients may still be dealing with depression or stress or some other condition that can affect their hearts.

    “Twenty years ago, if you’d suggested to someone that they should see a clinical psychologist, they probably would have had a lot of resistance – `I’m not crazy. I don’t need them,'” McCarthy says. “It’s a lot more accepted now. People realize that depression is part of their heart condition.”

    Delores Rogalski, a 57-year-old from St. Joseph, Mich., underwent a heart transplant at Northwestern Memorial after dealing with a “plateful” of stress in a tumultuous four-month period, including a divorce, lung operation, her daughter’s hospitalization, deaths of a close friend and mother-in-law and her transplant.

    Rogalski’s treatment included sessions with Lebowitz, the director of behavioral medicine, to reverse her downward spiral of stress. People try to predict or control their environment, Lebowitz says, and when problems pile up, anxiety results: They tend to concentrate on all the things that are out of their control.

    Before the transplant, Lebowitz taught Rogalski mental and behavioral exercises to relax her mind and body. She started with slow, deep breathing, then moved on to progressive relaxation of every muscle system from head to toe. Learning to imagine pleasant things transported her mind into a safe, healing place. She imagined being on a beach or in the countryside, recalling all the delightful smells, colors and vistas.

    “I’m not anything like the person that walked in here,” Rogalski says. “I’ve accepted my divorce. I’ve accepted the things that I couldn’t do anything about. I put things in perspective in my life. That’s the key thing. Emotionally, I was all over the place.”

    After Rogalski got her transplant, “I was having her imagine this powerful heart, very healthy, very pink, beating very rhythmically,” Lebowitz says. That was a very profound image for her. It gave her a lot of comfort and strength.”

    Chronic Stress Rewires the Brain

    When scientists talk about stress, they mean chronic stress, the kind that lasts at least two weeks, not the everyday variety that virtually everyone experiences, like a mood swing caused by a friend’s careless remark, a temporary setback at work or declining stock prices.

    Like Bruce McEwen, a Rockefeller University neuroendocrinologist, they have found that such stress can change the brain’s wiring in harmful ways. His research shows that stress hormones can activate an inflammatory response in the body that doubles back to hit the brain, not only in the areas that govern blood pressure, heart rate, intestinal activity and other responses, but in areas of higher cognitive function that processes memories, fear and anxiety.

    “It turns out that circuits in these parts of the brain are very sensitive to stress, and we’re just beginning to realize the myriad consequences that this will have on a person,” he says.

    One characteristic of chronic stress and depression is called the “sickness syndrome.”

    “You feel like when you have a cold or the flu,” McEwen says. “You feel totally without energy. Your brain is foggy. You can’t remember anything that’s happening. You feel physically sick. This is caused by an inflammatory response in your body which is then transmitted into the brain.”

    And then transmitted from the brain back to the heart or other organs.

    “Your gut’s fundamentally a dumb beast. Your heart’s fundamentally a dumb beast. They take their direction from the central nervous system,” says Dr. Michael Jones, director of Northwestern Memorial’s Center for Functional Gastrointestinal and Motility Disorders.

    That connection has been lost, he says, since the Enlightenment in the 18th Century, when scientists decided to study the human condition and Descartes was one of its luminaries. “That was also the time of the Inquisition,” Jones notes, “and the Catholic Church basically said: `Rene, that’s a wonderful idea, but I just really want you to keep in mind that the mind and the soul belong to God and the Catholic Church.'”

    The Power of the Brain in Healing

    Mind-body dualism also was an efficient business model – you have an ill, I have a pill. But it neglected the natural healing – and potentially destructive – power of the brain, Jones says.

    The brain’s effect on the body has always been evident in some ways: A stressful situation triggers a feeling of butterflies in the stomach, one of the first organs to be hit by chronic stress. The meal you are enjoying will not digest as well if it is interrupted by a call from the IRS saying your tax return will be audited.

    It doesn’t matter if you’re stressed because you’re making your gut miserable or whether you’re stressed because you’re gut is making you miserable, Jones says. What matters is breaking the cycle.

    “I’ve got the latest and greatest motility drugs and visceral analgesics,” Jones says. “We have all the bells and whistles, and none of it really does anything (if chronic stress is involved). But when you talk to people and put their problem in the context of their lives and look at the big picture, they start to get better.”

    Three years ago when Seth Knocke was 16, the youth began experiencing severe nausea after eating. He saw several doctors to no avail and finally was referred to Jones, who first tried his “bells and whistles.” An anti-nausea drug had no effect. That was followed by an antidepressant to relax the digestive system’s smooth muscles. That worked for eight months, then the nausea returned as intensely as before.

    That’s when Jones called in clinical psychologist Laurie Keefer, now a full-time member of his team at Northwestern. Jones figured out that Knocke’s troubles began with a stomach virus that made him nauseated when he ate. Even after the virus went away, his brain retained that association and released nausea-producing chemicals whenever he consumed food.

    To break that noxious cycle, Keefer tried teaching Knocke self-hypnosis, in which the patient remains fully conscious but relaxes to the point where he is in a state near falling asleep, preparing his brain to accept information that would disassociate food from nausea.

    Staring at a lighted picture in a dark room, Knocke listened to Keefer suggest that he was making a gentle descent on a soft cloud to a boat in a tranquil pond. Drinking the cool water would feel like medicine going down his throat and into his stomach, where it would cure any nausea.

    After five once-a-week sessions, the nausea went away. The few times since then that it threatened to return, Knocke went into his self-hypnosis mode, soothing his stomach with an imaginary sip of cool water. Now a freshman at Beloit College, he plans to major in psychology, inspired by his experience with the healing power of self-hypnosis.

    “They said my brain was essentially a computer with a hard drive,” Knocke says. “What got loaded into my brain was this nausea and they just needed to rewire it and I’ll be OK.”

    Irritable bowel syndrome is the No. 1 reason people seek out gastroenterologists. Since current drug therapy for this condition often is disappointing, an increasing number of physicians are switching to treating the brain in order to calm the gut.

    A recent study by University of Manchester researchers found that at the end of one year, both psychotherapy and antidepressants were better at reducing symptoms and improving quality of life than routine care. Furthermore, psychotherapy was the cheapest to provide, costing 22 percent less than antidepressants and 41 percent less that standard therapy.

    Selma Holme turned to a stress-reduction regimen while she was being treated for uterine cancer two years ago. After 14 years of caring for her husband, Jack, who has Parkinson’s disease, she felt as if her immune system had burned out.

    Holme first turned to guided imagery to relax and then to self-hypnosis. A year ago, she started receiving acupuncture treatments as part of Loyola’s stress-reduction program. It wasn’t long before her husband commented on how she wasn’t as uptight as before, then her daughter remarked on how well she and her husband were getting along.

    “I have more energy. I’m optimistic,” says Holme, who is now cancer-free after radiation therapy.

    Stress, Anxiety and Depression Need to Be Treated

    Obviously, behavioral medicine cannot replace vaccines, drugs, surgery or other conventional medicine, and no one knows exactly how effective it is. But there is a growing consensus in the medical community that stress, anxiety and depression are bad for health and need to be treated.

    In 1995, Ohio State University researchers Janice Kiecolt-Glaser and her husband, Ronald Glaser, published a pivotal study showing that relatives who cared for Alzheimer’s patients, a stressful task, took 24 percent longer to heal from small, laboratory-induced superficial flesh wounds than people in the same age and economic bracket who were not caregivers.

    That was followed by a second study showing that wound-healing in students facing midterm exams took 40 percent longer than when they looked forward to summer vacation.

    Stress plays havoc with hormones like cortisol, known as the stress hormone, and adrenaline, the fight-or-flight hormone, says Glaser, director of OSU’s Institute for Behavioral Medicine Research. They can cause blood cells to lose their equilibrium, change their function and deregulate the immune system, he explains. Immune cells start pumping out inflammatory proteins called cytokines, which in the short run speed healing but when produced in excess can damage tissue all through the body, increasing the risk of cancer, heart disease, osteoporosis and diabetes.

    “When Jan and I started working with each other, quite frankly I didn’t believe this,” Glaser says, referring to the impact of stress on disease and healing. “I said, `OK, we’ll do a study and if it doesn’t work that’ll be the end of it.’ So here we are 20 years later still doing this research, because obviously it worked.”

    In fact, it’s changing medicine, he says. “Physicians will start asking patients what’s going on in their lives when they come in with infectious diseases or cancer or metabolic diseases or diabetes or obesity. Because now we know that what’s going on in their lives is affecting those diseases.”

    The first indication that stress was not just a nuisance but could hammer internal organs came in the early 1900s, when Harvard’s Walter Cannon discovered that whenever people feel threatened, the body rushes to raise blood pressure, heart rate, muscle tension and breathing.

    Sixty years later, in the same laboratory used by Cannon, Dr. Herbert Benson discovered the antidote to stress: the “relaxation response.”

    The Relaxation Response

    During his research, Benson was leery of incurring the scorn of his Harvard colleagues, so he waited until the dark of night to bring in subjects, who practiced transcendental meditation. Simply by thinking, he found, they could dramatically alter body functions. Breathing slowed by 25 percent, oxygen consumption declined by 17 percent, blood pressure fell and heart rate slowed.

    And it wasn’t just meditation that reduced stress. Further research showed that deep breathing, progressive muscle relaxation, hypnosis, guided imagery, prayer and other techniques could achieve relaxation.

    “Any disorder that is caused or made worse by stress, to that extent the relaxation response is an effective therapy,” says Benson, the Mind/Body Medical Institute associate professor of medicine at Harvard Medical School. “We found it useful in hypertension, anxiety, mild and moderate depression, excessive anger and hostility, and insomnia, among other things.”

    People intuitively feel that doing something to calm their nerves helps, he says. A federally funded study in 2004 revealed that half of all Americans practice some form of relaxation, although most never tell their physicians.

    “We view health and well-being as akin to a three-legged stool,” Benson says. “One leg is drugs and the second leg is surgery and medical procedures. But there has to be a third leg and that’s self-care, which involves such things as the relaxation response, nutrition and exercise.”

    Benson’s investigation of the placebo effect, which is different than the relaxation response, leads him to conclude that it works by triggering memory traces that regulate stress hormones, a process he calls “remembered wellness.”

    “There are three components of the placebo effect,” he says. “The belief and expectations of the patient, the belief and expectations of the physician or health professional and the belief and expectations that come from the relationship of the two.

    “When they’re in sync, remarkable healing properties come about. If you believe yourself (to be) well, you can often be well. Will this cure all diseases? Of course not. But many medicines are perhaps working because of the placebo effect.”

    Psychological interventions may aid healing, but can they prolong the lives of seriously ill patients? That remains controversial, though some studies suggest a positive effect. Alastair J. Cunningham of the Ontario Cancer Institute found that terminally ill cancer patients who remained upbeat tended to live longer than equally ill patients who succumbed to stress and depression.

    “We have some evidence that when people get very involved in helping themselves in these ways they can live longer,” Cunningham says. “But there are no guarantees.”

    Can Happiness Help You Heal?

    If stress causes bad chemical changes in the brain, can happiness produce good changes? Finding out is the goal of Lee Berk, associate professor of health promotion and education at Loma Linda University near Los Angeles.

    Spurred on in his research by the late Norman Cousins, who maintained that laughing at Laurel and Hardy comedies helped him overcome a life-threatening autoimmune disease, Berk discovered that laughter, as well as exercise, music and meditation increase levels of endorphin, a key brain chemical. Endorphin, which is actually morphine produced by the body, is a mood elevator and reduces levels of stress hormones.

    “It slows the heart rate, lowers blood pressure and reduces respiration so you don’t need to breathe fast,” Berk says. “It plugs into immune cells and produces beneficial changes.”

    Berk’s study of patients who suffered their first heart attack showed that those who watched a comedy or sitcom half an hour a day were significantly less likely to suffer a second attack than comparable patients who were not given a prescription for humor.

    “If we could package mirthful laughter in a pill, it would literally require FDA approval to give it to patients because of all the changes that take place,” he says.

    Like

  10. Leo_pretty

    Một lời yêu thương cho em.
    Một lời khen em dũng cảm.
    Một trái tim đá rất mềm
    Một nụ cười tươi hi vọng
    Một lời khuyên em lạc quan
    Một hồn vui dù ngày mưa hay nắng
    Một lời cầu nguyện mỗi đêm

    Và một lời hứa đến hẹn lại lên

    Đó là những gì chị muốn nói cùng em.

    Hãy cố gắng để tìm an bình và nghị lực ngay những lúc em vật vã với những cơn đau.

    Còn nhiều lắm cho em tin tưởng, hi vọng từ những yêu thương của các anh chị em trong ngôi nhà của niềm vui, lạc quan này mà Chị và Thảo gọi là vườn yêu, em ạ

    Chị sẽ giúp em nếu em muốn hiểu hết phần thông tin rất hay anh Hoành gửi cho em

    😛 😀 😛 😀 😛
    😛 😛 😛

    😛 😀

    Like

  11. Em xin kính chào đại gia đình ĐCN! Mấy ngày qua em ” mất tích”, giờ xin quay về nhận lỗi cùng mọi người đây ạ.

    Anh Hoành kính mến!

    Em rất thích cách so sánh và nhìn nhận vấn đề của anh. Em đang hình dung, một hôm nào đó, khu vườn nhà em bỗng đâu rác ngập đầy và cần phải dọn dẹp. Em phải làm thế nào bây giờ? Vừa dọn dẹp, phân loại như anh nói, vừa huýt sáo và ca hát, hay mặt mày cau có, than trời kêu đất rằng sao số mình khổ thể, vận đen bỗng từ trên trời đổ xuống đầu, rồi ngán ngẩm là không biết dọn cái đống rác đó đến khi nào mới xong đây và để nó nguyên xi như thế. Nếu em lựa chọn cách thứ nhất, sau một quãng thời gian vất vả, em sẽ có được một khu vườn đất đai màu mỡ, em sẽ trồng trên đó thật nhiều hoa, chúng sẽ cho em những bỗng hoa ngát hương và rực rỡ sắc màu. Còn nếu theo cách thứ hai, em sẽ lười biếng, mặc nó cho số phận, không dọn dẹp gì hết, để rồi tới một lúc nào đó, em và cả khu vườn bị nhấn chìm trong rác.

    Thôi, cho em chọn cách thứ nhất nha anh. Để rồi hy vọng một ngày nào đó, em được hái những bông hoa xinh đẹp, kính tặng các anh chị thân yêu của em. Hy vọng một ngày nào đó, em sẽ mang trồng bên khu vườn ĐCN những loài hoa tươi thắm từ vườn nhà mình. Dự án có tính khả thi quá anh nhỉ?

    Em cám ơn anh đã chia sẻ cùng em về một giai đoạn khó khăn của mình. Nhờ vậy em có niềm tin vào một phép lạ sẽ xảy đến với em và hy vọng em cũng sẽ được may mắn như anh.

    Khánh Hòa thân!

    Ý của mình trong bài không phải “kỳ vọng” mà là “hy vọng” bạn ạ. Chỉ tin và hy vọng vào những điều tốt đẹp và kỳ diệu sau khi đã trải qua những sóng gió, biến cố của cuộc đời chứ không kỳ vọng vào bất cứ điều gì đâu bạn. Cám ơn bạn đã quan tâm. Chúc bạn vui.

    Chị Phương Thảo thân mến!

    Em cũng khâm phục ý chí và quyết tâm của ” Nó” lắm chị. Chị nói đúng, những gì em đang có thật quý giá và đáng trân trọng. Em đang mạnh dạn bước vào “vườn yêu”, mạnh dạn đón nhận tình thân từ các anh, các chị và các bạn trong khu vườn xinh tươi. Bên em lúc này cũng có một chú gấu nhỏ chị ạ. Chú ta đang nhìn em cười và thầm hỏi ” có gì mà vui dữ vậy hả?” . Em đang vui lắm đó chị.

    Em cám ơn chị đã luôn để ý em.

    Anh Tấn Ái!

    Xin được bắt tay anh một cái thật chặt anh nhé. Hôm nay, khi đang ngồi gõ những dòng này, em đã có thêm một ngày vui và một ngày hy vọng nữa rồi anh ạ. Nhật ký viết nhưng giờ đây không chỉ viết cho riêng mình mà đã được nhiều mình của mình cùng chia sẻ.

    Em cám ơn anh nhiều!

    Chị Minh Tâm ơi!

    Bài thơ của chị hay quá.

    “Bên em là bờ đá yêu thương”.

    Có những bờ đá yêu thương em, nên em không có lý do gì để gục ngã trước những khó khăn, giông tố của cuộc đời đúng không chị? Em sẽ đón nhận và chuyển hóa tất cả những yêu thương đó thành năng lượng sống cho mình và cho “Nó”.

    Em cám ơn chị.

    Chị Yến thân mến!

    Em cám ơn chị, những lời chị thật trìu mến. Nhờ có những đôi bàn tay thân ái của mọi người, em có thể thoát ra khỏi bóng tối, để thấy được ánh nắng ban mai rực rỡ đến nhường nào, để cảm nhận tiếng chim líu lo mới tuyệt vời làm sao. Em sẽ nối lại những ngày vui của mình thành chuỗi hạnh phúc dài vô tận.

    Các anh chị đừng buông tay em ra nhé!

    Tố Uyên thân!

    Mình không biết bạn cũng đang ốm. Hôm nay bạn sao rồi, khá hơn chưa? Dù có thể nào thì hãy cùng cố gắng Uyên nhé. Mình động viên bạn cũng là đang tự động viên mình đó Uyên. Như lời của anh Hoành nói thì chúng ta nên giúp cho hệ miễn dịch của chúng ta bằng cách sống tích cực, yêu đời và vui vẻ hơn, sẽ cải thiện được đáng kể tình hình đó bạn ạ.

    Cám ơn Uyên! Chúc Uyên mau khỏe.

    Anh Hien Nguyen!

    Thứ ánh sáng mà ta thấy được sau những đêm u tối thật đáng quý và diệu kỳ phải không anh. Nó không làm ta bị chói mắt nhưng có sức mạnh vô biên, có thể biến đổi cả con người và những giấc mơ của ta. Để rồi như anh nói, ngay cả khi mơ ta cũng chỉ mơ thấy một vầng sáng lung linh.

    Em cám ơn anh!

    Chị yêu quý!

    Những lời khen tặng của chị rất có ý nghĩa với em. Em có được niềm tin, hy vọng là nhờ có chị và từ đó em có được tình thương yêu từ các anh chị trong ngôi nhà lớn ngập tràn tình thân này. Điều đó củng cố vững chắc cho niềm tin và hy vọng của em. Điều đó giúp em có nghị lực để đạp lên những cơn đau của mình, bỏ lại nó sau lưng, bước tiếp những bước đầy kiêu hãnh.

    Em cám ơn chị, cám ơn đại gia đình ĐCN rất nhiều!

    Các Anh Chị Đừng Buông Tay Em Ra Nhé!

    Like

  12. Thanh Mai,

    Chị đang muốn ôm em trong vòng tay của chị và giữ em cho thật chặt, để em sẽ cảm nhận được sự chở che. Đọc xong bài này lồng ngực của chị cứ như bị ép lại không còn thở được. Làm sao để cho em biết là chị thương em cho đến dường nào. Rồi chị lại thấy mình vô cùng bất lực.

    Giá như mà chị không ở tận nửa vòng trái đất thì nhất định chị sẽ đến bên em chăm sóc trong yêu thương. Cũng như các anh chị trong vườn yêu của chúng mình, chị sẽ không bao giờ buông tay em đâu em nhé.

    Mong em hãy sống trong tình yêu thương của tất cả. Chị sẽ luôn cầu nguyện cho em cho đến khi có được phép lạ mới thôi.

    Bình an nghe em. Chị đang ở bên cạnh em đây 🙂

    Like

  13. Thanh Mai.

    Anh ghé thăm TM muộn .Vô tình không biết điều gì xảy ra,.Anh xin lỗi.

    Rất nhiều những bàn tay anh chị đan kết nhau ,vay boc lấy Thanh Mai .Không gian thì vô hình ngăn cách ,nhưng hiện hữu những dòng viết ở đây , như những tần số tương cảm giữa tâm hồn với tâm hồn .Vô hạn của tình thương xuyên suốt là thế ,Anh nghĩ .Thanh Mai cảm nhận hết điều này.và trong lòng rất bình yên.

    Thực ra, khi mới đến đây ,đứng sau lưng mọi người ,không biết nói với TM điều gì ? Ngồi lặng yên và chợt dưng,anh dằn nén một cảm xúc.

    Và rất lâu,anh lắng nghe cảm xúc của mình. và hiểu rằng .trạng thái giao cảm đó ,cũng do hấp lực từ mọi người ở đây, cộng hưởng mảnh liệt với niềm hy vọng cùng với TM loại bỏ những sợ hải,căng thẳng và phiền muộn.

    Nghịch cảnh thế nào về số phận ?Anh nghĩ là vì nhân duyên vậy.Nhưng với TM ,anh cảm nghiệm đến những suy tưởng tích cực đang khai thông dòng năng lượng giúp em vực dậy niêm hy vọng. Nếu như TM có một niềm nào đó về tâm linh ,Niềm tin sẽ hổ trợ giúp TM thanh thản hơn .

    Anh muốn nói đến sự cầu nguyện. mỗi khi TM thấy cô đơn và buồn chán.Nếu như xuất hiện một cảm giác chán nản ,thường xuyên, sẽ nẩy sinh hệ quả chia cắt,không kết nối,chặn lại tiến trình phuc hồi của thể chất.

    Anh rất đồng ý với Anh hoành có nhắc đến cầu nguyện để vững trải tinh thần.vượt qua mọi sợ hãi ,hoang mang.

    Tâm thân vốn là một .nhưng mình tạm tách ra thân và tâm để mà nói đến chuyện thuốc men., thuốc khắc phục nhiều phần đau của thể xác ,nhưng chỉ tác dung một phần rất nhỏ làm dịu êm tinh thần . Nhưng chính( tâm)mới quyết định cho ổn định sức khỏe hoàn hảo của mình.

    Anh cảm động khi nghe Hoành nhắc nhở TM những trải nghiệm suốt thời gian nằm ở bệnh viện .Tình thương mọi người đã là những viên thuốc mầu nhiệm rót vào tâm em.
    những điều thiết thakỳ dịu nhất của ý nghĩa đời sống,giúp em vững trải tinh thần. nương tựa thanh thản hơn với niềm hy vọng đang lớn.

    Với Thanh Mai Anh chỉ cầu nguyện có thế .
    Chào ĐCN

    Like

  14. Thanh Mai mến,

    Hi vọng. Mình không “cảm” về hai chữ này lắm, vì đó là một cái gì đó chủ động và có vẻ như phải cố gắng. Mình thường chỉ nghĩ một cách đơn giản là “không tuyệt vọng”, vậy thôi. Cái gì đến sẽ đến. Ừ thì là duyên, là phận, là gì gì đó… Mình chỉ có thể làm được những điều “mình làm” mà thôi. Vậy thì cứ làm hết sức, tỉnh táo để làm những điều đúng đắn nhất, còn lại là chuyện … không phải của mình! 😀

    Mình đọc ở đâu đó “đau” và “khổ” là hai điều khác nhau. Đau, thể chất hay tinh thần, là một điều khách quan mà mình không thể kiểm soát được (à, tạm thời mình không nói về các loại thuốc giảm đau nhé). Nhưng khổ thì là một điều chủ quan mà mình có thể làm chủ được. Một hình ảnh minh họa hay nhất cho sự chia tách này là khi một bà mẹ sinh con – “đau gì hơn đau đẻ” nhưng bà hoàn toàn không thấy “khổ”. Và điều làm mình gục ngã, từ bỏ hay tuyệt vọng không phải là đau, mà là khổ. Thế nên đạo Phật không tìm cách tránh “đau” mà là vượt qua “khổ”.

    Nó tự nhận mình là một người bản lĩnh, để biết rằng không nên từ bỏ. Vậy thì Nó sẽ làm chủ mình tốt để “đau” mà không “khổ”. Phải không Mai!

    Like

  15. Chào Thanh Mai .

    Em thấy có khỏe chút nào không ?? Một lần nữa thăm em ,
    chia sẻ với em những điều không vui ,tâm trạng người bệnh rất mệt mỏi, một vài lời thăm ,bất kể người lạ quen cũng cảm thấy chút gì vổ về an ủi đối với họ.
    Mình trực cảm điều này ,khi đứng bên gường bệnh một người lạ hoắc ,khác mầu da,ngôn ngữ .họ tiếp nhận tấm lòng thiết tha ân cần của mình và trên môi họ nở một nụ cười .
    Mình đã nhận rất nhiều nụ cười an lành đó ,và bớt đi cảm giác cô đơn vì tình thương tha nhân của mình không làm phiền lòng đến người bệnh.
    Thanh Mai à. Anh chỉ là láng giềng của ĐCN,không đủ thân thiết biết nhiều đến Thanh Mai .Không vì thế mà anh không có những (hy vọng) như mọi người ở đây ,cùng Thanh Mai cầu nguyện đến Ơn Trên ban phước lành .
    Anh hồi hướng công đức . Cầu nguyện đến Tam Bảo gia hộ cho Thanh Mai đủ năng lực vực dậy niềm hy vọng .Cho Thanh Mai có đủ đức tin để đón nhận phép lạ .Bao nhiêu điều nhiệm mầu đang ở trong tâm ta.
    Thanh Mai ,gắng lên nghe..

    Like

  16. Chị Phượng kính mến!

    Em rất xúc động khi đọc comment của chị. Em thấy giờ mình không phải chịu đựng nỗi đau về bệnh tật một mình nữa, bên em đã có nhiều anh chị bao bọc em. Có lẽ những lời cầu nguyện của chị và mọi người tronng vườn chuối thân yêu đã trở lên hiệu nghiệm, em hôm nay khỏe hơn và tươi vui hơn rồi chị ạ. Em đang đi công tác nên trả lời cho chị hơi chậm, chị thông cảm cho em nha chị. Em cám ơn tấm lòng chị dành cho em.

    Anh Phan Quang:

    Thật vui và cảm động khi anh quan tâm em nhiều như thế. Em hôm nay đã khỏe hơn rất nhiều rồi anh. Cám ơn anh đã luôn cầu nguyện cho em. Chính sự quan tâm, động viên của anh và các anh chị đã cho em thêm niềm tin để đối mặt với những gì sắp diễn ra. Anh nói đúng lắm ạ, “tình thương của mọi người là những viên thuốc màu nhiệm rót vào tâm em”. Mình em thì em không thể có đủ niềm tin để có thể hy vọng vào một điều kỳ diệu nào đó, nhưng nhờ có anh và mọi người luôn cầu nguyện cho em, em tin là sẽ có phép lạ tới với mình. Chỉ còn lại vấn đề thời gian và từ bây giờ em phải cố gắng nhiều hơn nữa anh nhỉ. Em cám ơn anh.

    Quynh Linh thân mến!

    Hiện tại mình đang “đau” nhưng không hề “khổ”. Đau nhưng hạnh phúc Linh ạ. Mình cũng sẽ chủ động và cố gắng để biến cái duyên, cái phận và những cái đang chuẩn bị đến đi theo hướng gần nhất mà mình muốn. “Nó” và mình đều biết rằng, không thể từ bỏ mà phải dũng cảm để có thể làm chủ bản thân, vượt qua được cái “khổ”, không cho nó cư ngụ trong mình. Cảm ơn bạn đã có những lời động viên hữu ích cho mình.

    Like

Leave a comment