Chợ Phiên Bắc Hà

Chợ Phiên Bắc Hà (Lào Cai) được tổ chức vào mỗi Chủ Nhật hàng tuần là nơi trao đổi và buôn bán hàng hóa của cộng đồng 14 dân tộc sống ở thị trấn Bắc Hà và các huyện, tỉnh lân cận. Dân bản mang đến chợ đủ mọi sản vật của vùng cao như chè Shan, hoa quả, mật ong, rượu, thổ cẩm, trang sức bạc, lan, cây giống; dắt theo ngựa, bò, lợn hoặc đem theo ngô và khoai lang. Những cô gái Mông xúng xính trong những bộ váy, cạnh bên gian hàng thổ cẩm đầy màu sắc khiến chợ phiên tựa như là ngày hội.
BH FAIR
Đến với Chợ Phiên Bắc Hà du khách có thể tự do lựa chọn vải thổ cẩm hoặc váy áo rực rỡ của các thiếu nữ Mông và Dao Đỏ. Khách ngoại quốc thường trầm trồ trước những bức tranh được thêu dệt thủ công với những họa tiết sinh động, màu sắc hài hòa, đẹp mắt.

Khu bán ngựa là nơi độc đáo và cuốn hút. Chợ được diễn ra trên một sân bãi rộng ngay trong trung tâm huyện. Mỗi phiên chợ có hàng trăm chú ngựa được dân bản mang từ khắp mọi nơi đem bán. Họ dắt ngựa đi tới đi lui để xem tướng, chân, vỗ vào mông rồi trả giá.

Ở trung tâm chợ là những chảo thắng cố với cánh đàn ông tụ tập đầy thích thú. Giữa chốn huyên náo của người mua kẻ bán, bạn có thể nghe thấy tiếng khèn và tiếng hát du dương của trai bản, và không khí của chợ phiên dường như thêm phần cuốn hút.
BH4 FAIR
Ấn tượng sâu sắc nhất về Chợ Phiên Bắc Hà là du khách không gặp cảnh chèo khéo mua bán, mà chỉ có thấy những gương mặt chân chất và mến khách của người dân vùng cao. Họ đến với chợ không đơn thuần chỉ là mua bán, mà còn tận hưởng những khoảnh khắc náo nhiệt và vui thú chốn chợ phiên và khách chợ phiên. Khi chiều về, chợ phiên bắt đầu vãn dần khách; hình ảnh người đàn ông say rượu ngồi ngất ngưởng trên lưng ngựa, còn người phụ nữ dắt ngựa về bản đọng lại trong tâm trí khách du.
Chợ Phiên Bắc Hà mang đậm nét sinh hoạt cộng đồng của người dân tộc vùng cao Tây Bắc, lưu giữ những giá trị bản sắc văn hoá truyền thống độc đáo. Ở đây, những điệu khèn, múa quạt quyện hòa cùng tiếng hát gợi tình, thiết tha, phong cảnh thiên nhiên hùng vỹ, dân bản thuần phác nhưng bí ẩn luôn thu hút du khách trong và ngoài nước.
Tạp chí Serendib (Sri Lanka) ấn bản đầu năm 2009 giới thiệu 10 chợ hấp dẫn ở Đông Nam Á, trong đó có chợ vùng cao Bắc Hà (Lào Cai). 10 chợ nổi tiếng kể trên gồm có: Chợ đêm Banga, chợ phố Gaya và chợ Oang Kelian của Malaysia, chợ Tionbaru (Singapore), chợ Luongphabang (Lào), chợ Bedugun (Indonesia), chợ cuối tuần Chattuchac (Thái Lan), chợ đêm Chiềng Mai (Thái Lan), chợ Di Sản ở Phnom Penh (Campuchia) và chợ vùng cao Bắc Hà (Việt Nam).

Điều đáng lưu ý là chợ phiên vùng cao Bắc Hà được xếp thứ nhất trong 10 chợ nêu trên, được tạp chí Serendib giới thiệu khá chi tiết và nhấn mạnh “mang đậm nét sinh hoạt cộng đồng của người dân tộc vùng cao Tây Bắc Việt Nam, lưu giữ những giá trị bản sắc văn hoá truyền thống độc đáo, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước”.

Quan Jun dịch

BAC HA FAIR

Bac Ha Fair (Lào Cai), held on every Sunday, is the place for commodity exchange and sales of 14 ethnic groups living in Bắc Hà township and surrounding districts and provinces. They bring to the fair all kinds of mountainous produces: Shan tea, fruit, honeybee, wine, brocade clothes, silver jewelry, orchid, saplings or tow horses, oxen, pigs or carry maize and sweet potato bags. Mong girls with their dresses and colorful brocade stalls make the fair a festival day.
BH6 FAIR
To Bac Ha fair, tourists can choose brilliant brocade or dresses of Mong and Dao Do girls at their initiative. Foreign tourists are often full of admiration to the manually weaved pictures with lively patterns, harmonious and good-looking colors.

Horse market area is unique and attractive. The market is held on a broad ground in the district center. Each fair has hundreds horses supplied by the people from everywhere for sales. The people lead horse back and forth to see figure, legs, slap onto the rumps and then bargain.

In the middle of the fair, there are spiraling horse viscera pans, surrounded by delighted men. Amid the noise due to the sale, you can hear the melodious pan-pipe and singing of young men, which adds to the attractive atmosphere of the fair.

The most profound impression at Bac Ha fair is that tourists don’t meet the solicitation for buying but see honest and hospitable faces of the ethnic people. They come to the fair not only to buy and sell but also live in exciting and happy moments of the fair and the comers. In the afternoon, the fair starts to see increasingly fewer customers; tourists can’t help remembering the fact that the drunken man sits unsteadily on the horse back and the woman tows the horse to the village.

Bac Ha fair bears strong features of community life activities of the Northern West mountainous ethnic groups, storing unique traditional cultural identity values. In here, pan-pipe dances, fan dances together with romantic and tormenting singing, imposing natural beauty, plain but mysterious people are always attractive to tourists.BH7 FAIR

In the Serendib Magazine (Sri Lanka), the first issue of 2009, introduces 10 attractive markets in the Southeast Asia, including Bac Ha mountainous fair (Lào Cai). Such 10 famous markets include: Banga night market, Gaya street market and Oang Kelian market of Malaysia, Tionbaru market (Singapore), Luongphabang market (Laos), Bedugun market (Indonesia), weekend market Chattuchac (Thailand), Chieng Mai night market (Thailand), Heritage market in Phnom Penh (Cambodia) and Bac Ha mountainous fair (Vietnam).

Remarkably, Bac Ha mountainous fair is ranked first in the above 10 markets and introduced quite concretely by the Serendib Magazine, emphasized as the fair “bearing strong features of community live activity of the ethnic people in the Northern West of Vietnam, storing unique traditional cultural identity values, attracting a great deal of domestic and foreign tourists.”

Source: Vietnamtourism Review

7 thoughts on “Chợ Phiên Bắc Hà”

  1. Hoan hô anh Jun! Bài dịch của anh vẫn…pro như ngày nào ha?…??!! Em thì chưa đi những chợ phiên như thế này, nhưng mà nếu được thì đi liền!!!!!! Thật tự hào khi mình là người Việt Nam, đúng không anh?
    _____
    @ anh Junemo: Dạo nì anh Jun “bặt âm vô tính” quá (không biết mình đã viết đúng chưa ta?), sao không thấy anh Jun xuất hiện đều đều như mọi khi nữa nhỉ?!
    ___
    Chúc anh Jun và tất cả mọi người một buổi chiều “cool cool” ạ!!!! 😀 😀

    Like

  2. Hi Jun, chợ phiên Bắc Hà thật là có bản sắc văn hóa. Nhưng “hình ảnh người đàn ông say rượu ngồi ngất ngưởng trên lưng ngựa, còn người phụ nữ dắt ngựa về bản đọng lại trong tâm trí khách du” là sao há? Đây chắc chế độ mẫu hệ, cho nên đàn bà phải galant với phái yếu là đàn ông? 🙂

    Like

  3. Hi anh Hoành!
    Em nghĩ có lẽ là người đàn ông “vùng này” khi uống say, thường hết nhớ lối về, rồi lại lỡ đi nhầm đường…rồi lại đổ thừa tại rượu, nên người phụ nữ đành phải dắt về thôi. Chứ không lại nói là “ngày thứ hai là ngày tệ nhất trong tuần tại vì hai ngày cuối tuần trước đó” Hì… em chạy xa rồi. Chào anh!

    Like

  4. Một bản sắc văn hoá lâu đời của các dân tộc ít người nước mình. Chợ phiên dường như làm cho nhịp sống của họ trở nên sôi động hơn, nhiều màu sắc hơn. Em cũng chưa có dịp được tham gia chợ phiên Bắc Hà nhưng ở một chợ phiên vùng núi quê em thì đã từng! 🙂 Cảm giác chung là rất thú vị! Em đặc biệt thích những sản phẩm thổ cẩm của nước mình, đẹp không thể tả và chứa đựng những tinh hoa khéo léo trong đó. Chợ phiên Bắc Hà nổi tiếng quả là niềm tự hào của người dân tộc vùng cao Tây Bắc! Hi vọng một ngày không xa em sẽ được đến nơi đây và hoà cùng không khí vui tươi nhộn nhịp của Phiên chợ độc đáo “mang đậm nét sinh hoạt cộng đồng của người dân tộc vùng cao Tây Bắc Việt Nam, lưu giữ những giá trị bản sắc văn hoá truyền thống độc đáo, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước” này! 🙂

    Like

  5. Hi, chào cả nhà trên Nước Việt Mến Yêu ^^
    Cháu có ý định gửi bài này lên DCN lâu lắm rồi nhưng vì nhiều việc quá nên suốt ngày lỗi hẹn với DCN cũng như NVMY :”>
    @Chú Hoành:Hihi, cháu biết thể nào chú cũng thick câu ấy mà, cháu còn nhớ trong một bức tranh chụp lại cuộc sống hàng ngày của người dân ở miền núi phía Bắc, có một tấm ảnh người con gái dắt ngựa về, trên chú ngựa ấy là người chồng ngồi liêu xiêu vì say rượu.Cháu cố tìm và nhớ lại người chụp bức ảnh mà mãi k ra. :((
    Nhất là trong các bộ phim tư liệu quay về các sắc tộc ở Việt Nam, bao h mình cũng thấy cảnh đấy, nhất là lúc chiều tà, sau một ngày làm việc vất vả.Và có lẽ đấy chính là nét tiêu biểu của người đồng bào vùng cao.
    Cháu muốn cung cấo thêm thông tin về tục lệ cưới hỏi của người đồng bào miền núi phía Bắc, nhất là người H;Mông. Trai bản phải biết về sáo, khèn H’Mông, và đêm đêm, cánh trai bản thổi trước cửa nhà cô gái. Nếu điệu sáo hay điệu khèn thu hút được lòng cô gái thì cô gái đấy sẽ đi ra trò chuyện. Vào các ngày lễ hội để mong được người bạn gái để ý đến, người con trai cũng thể hiện làn điệu nhạc để thu hút bạn gái. :”D
    Nếu người bạn gái đồng ý thì hẹn bạn trai làm một thủ tục Bắt Vợ. Theo tục bắt vợ của người HMông, sau ba ngày bắt được vợ, người con trai phải cùng bố mẹ đẻ đem lễ vật gồm thịt lợn, thịt gà, rượu sang nhà gái để tạ ơn và làm vía thành hôn đồng ý cho hai người lấy nhau. Sau khi làm vía, người con trai phải cùng vợ ngủ lại nhà gái một đêm rồi sáng mai mới được về sớm. Bắt được vợ rồi thì hai người có thể về chung sống với nhau đến lúc nào có điều kiện kinh tế khá giả thì mới tổ chức đám cưới, thậm chí có những đôi ở với nhau có con rồi cưới cũng chẳng sao. 😛
    Nhiều khách du lịch đến VN rất thích nghe kể về tục lệ cưới xin của người đồng bào mình, nhiều khách trêu rằng, nếu chọn làm vợ, họ sẽ chỉ chọn những cô gái H’Mông, vì họ biết chiều chồng, dìu chồng về nhà mỗi khi chồng nhậu say, hihi ^^

    @Clown: Uí, seo lại Bặt âm vô tính, ekek, chính xác là bặt vô âm tín chứ, ehe`m 😛
    Lâu lắm roay` Jun mới feedback cho các bài viết của mình trên DCN này, nhớ các bạn xiteen inh khủng, nhất là Nhạc Xanh nưa~ chứ, Jun vẫn chưa coa’ time cùng các bạn edit lại những bản dịch layyyy`, huhu
    Yeahhhh, Jun thích đi chợ phiên lắm, Jun đã lên Lào Cai đôi lần và rất thick không khí chợ phiên nơi vùng cao này.Coa’ lên mình mới biết không khí nô nức của dân bản sau những ngày làm việc vất vả rồi lại họp chợ vào một ngày duy nhất.Có những người đén chợ không phỉa là mua bán, mà chỉ tìm người quen mình đã gặp, điệu khèn mình đã nghe, hay đơn thuần chỉ là hòa mình vào không khí huyên náo đầy màu sắc bản địa này.
    Thích nhất là mấy em tin tin ở Sapa hay Bắc Hà, các bạn ý bắn tiếng Anh rất siêu, nếu Clown k tin thì cứ hỏi ai đã từng lên miền sơn cước này thì biết, thậm chí có nhiều em nói tiếng Việt còn lơ lớ^^, ó lần Jun gặp một nhóm mấy iem xiteen đi theo khách du lịch, không phải là gạ gẫm mua hàng mà chỉ để nói tiếng Anh thôi, shock toàn tập iem a` 😛

    @Minh Tam: Rât vui được đón tiếp chị ở khu vườn xinh đẹp này :”P
    Hihi, em thick cách giải thick của chị quá, nghe rất chị là… thi vị.Em hy vọng chị em mình sẽ có nhiều bài hay hơn nữa đóng góp cho ngôi hà chung DCN này, yeahhh

    @Vi:Umk, mình thật tự hào khi bản sắc của cộng đồng các dân tộc ở VN thật là độc đáo.Chính những nét đặc
    sắc ấy mang VN xa hơn trên bản đồ du lịch thế giới.Thật là vui khi Ruộng bậc thang ở Sapa được bình chọn là một trong 7 ruộng bậc thang kỳ vỹ nhất thế giới, hay chợ phiên Bắc Hà đứng đầu danh sách 10 chợ hấp dẫn nhất Đông Nam Á…
    Ngoài chợ Bắc Hà, một số chợ vùng cao của tỉnh Lào Cai cũng như Tây Bắc nói riêng đang được du khách châu Âu tìm đến thăm quan như: Chợ trâu Cán Cấu (SiMaCai ), chợ Cốc Ly, Lùng Phình (Bắc Hà), chợ Mường Hum, Bản Xèo, Ý Tý (Bát Xát), chợ Pha Long, Lùng Khấu Nhin, Cao Sơn, Mường Khương (Mường Khương) …
    Vi và các bạn còn trẻ, Jun hy vọng là các bạn sẽ có dịp lên đến vùng cao Tây Bắc này, để hòa mình vào cuộc sống mang đậm chất bản địa, để được thưởng thức món thắng cố, mận tam hoa, rượu Shan, lợn cắp nách (hikhik)…

    Like

  6. Lặn lội từ hcm để một lần dk xem cảnh chợ phiên bắc hà họp vào mỗi sáng chủ nhật. Nhưng ngặt nỗi hôm đó trời mưa. Tuy nhiên cảnh chợ vẫn tấp nập như thường….. … có một số người chỉ đem ra chợ mỗi con chó. cũng ngồi bán từ sáng tới khi phiên chợ kết thúc mới về ^^ mặc dù ai trả giá thế nào , a ta vẫn một mực bán con chó vs giá ko đổi, ko thêm ko bớt, bán ko dk, a ta đem con chó ấy về và tiếp tục vỗ béo… phiên chợ kế tiếp, a ta vẫn bán con chó vs giá cũ ấy…^^ đó là cách kinh doanh lạ đời của họ … có thể lí giải tại sao mức sống của họ ko thể nào khấm khá dk cũng là vì phương pháp kinh doanh đó của họ.. nhưng đó là nét đặc trưng phiên chợ vùng núi của dân tộc thiểu số

    Like

Leave a comment