Những kỹ năng sống

Nếu đọc về các kỹ năng sống, kỹ năng làm cho mình vui vẻ hạnh phúc, kỹ năng đắc nhân tâm, kỹ năng tăng hiệu năng công việc, kỹ năng ngoại giao, rồi đến các kỹ năng làm việc quản l‎y’ dự án, quản lý nhân viên, … thì có lẽ chúng ta sẽ ngợp thở hầu như có quá nhiều điều để học, và hầu như không nhớ hết để học. Đó là chưa kể mỗi thầy nói một đường. Rốt cuộc học trò như lạc vào mê hồn trận, không biết đường nào mà mò.
simplicity1
Cuộc sống như thế là quá khó khăn và phức tạp. Phải có cách nào giản dị hóa cuộc đời. Hơn nữa, học cả một đám rừng như thế thì cơ hội đi lạc cao hơn là cơ hội hiểu biết. Nguyên cả một rừng nhạc thì cũng chỉ 7 nốt chính, cộng 5 nốt thăng giáng, là 12 nốt. Người học nhạc là học 12 nốt rồi tự biến hóa chúng thành nhạc, chứ không ai phải học cả rừng nhạc của nhân loại. Học vẽ cũng thế, tổng cộng là 3 mầu chính, vàng xanh đỏ và 2 màu trắng đen, vài quy luật về quân bằng, và bối cảnh, vậy thôi. Từ đó mà biến hóa ra hình ảnh gì là do sức sáng tạo của người nghệ sĩ.

Khi chúng ta học chỉ một vài điều căn bản, rồi từ đó tập biến hóa, đó là học đúng đường. Khi chúng ta phải học hàng trăm công thức ứng xử cho cả hàng chục trường hợp khác nhau, là chúng ta đã bắt đầu học như vẹt. Học vẹt thì không thể hiểu được, và có áp dụng thì cũng không thể áp dụng nó như hạng thầy.

Thế thì, về cuộc sống, đâu là vài nguyên l‎ý, từ đó chúng ta có thể biến hóa sáng tạo?

Tất cả những điều quan trọng nhất cho đời sống đều được dạy ở cấp tiểu học và ta đã học hết hồi tiểu học. Ví dụ: Toán thì cộng trừ nhân chia, phân số, căn bản hình học, căn bản toán đố. Bao nhiêu đó là đủ sống cả đời cho 98 phần trăm dân số, kể cả luật sư, nhà văn, nhà báo… Chỉ hai phần trăm còn lại có nghề chuyên môn đòi hỏi biết nhiều hơn thế. Viết văn cũng thế, học xong tiểu học là biết viết đúng chính tả, viết câu rõ ràng, làm luận có 3 phần một bài. Cao hơn thì cũng chỉ như thế mà thành thạo hơn mà thôi.

Căn bản kỹ năng sống ta cũng đã học hết thời tiểu học: Khiêm tốn, lễ độ, biết ơn, yêu người nghèo khổ, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, thờ cha kính mẹ, yêu anh em, yêu bạn bè, thành thật, không trộm cắp gian tham, không giết người, không hút sách … Có cần gì để học thêm nữa? Ta tìm đọc hết sách này đến sách kia, chẳng qua là vì ta không chịu thuần thục các căn bản này, rồi cứ nghĩ là mình cần thêm.

Và nếu nghiên cứu kỹ hơn một tí, tất cả các nguyên ly’ căn bản tiểu học kể trên lại có thể thu vào một nguyên l‎y’ duy nhất—khiêm tốn. Nếu ta khiêm tốn thực sự, khiêm tốn sẽ đẻ ra mọi đức hạnh và kỹ năng khác.
humbleness
* Nếu bạn khiêm tốn, bạn vào bất cứ nơi nào trên thế giới và chào hỏi bất cứ cách nào người ta cũng thương bạn, dù là bạn chào không đúng kiểu của dân vùng đó, và cách chào của bạn có thể làm người ta buồn cười. Nhưng người ta có thể thấy được bạn là người khiêm tốn dịu dàng, vì người thực sự khiêm tốn ai gặp cũng biết. Bạn không cần học đù kiểu bắt tay và chào hỏi, bạn vẫn thành công trong ngoại giao. Và nếu bạn học thêm đủ cách bắt tay và chào hỏi, thì bạn sẽ biến chúng thành kỹ năng tự nhiên thành thục của riêng bạn, mà không cần phải tốn công nhiều.

* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn biết lắng nghe.

* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn biết nhỏ nhẹ khi nói chuyện hoặc tranh luận.

* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn chiến đấu tốt, vì bạn không khinh địch, và cũng không khinh thường giám khảo hay bồi thẩm đoàn.

* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn phân tích giỏi và học giỏi, vì bạn sẽ không ngần ngại hỏi bất kỳ người nào, bất kỳ nơi nào, để học hỏi thêm bất kỳ điều gì mình chưa biết.

* Nếu bạn khiêm tốn, bạn sẽ rất giỏi, vì bạn luôn luôn biết được điều gì mình chưa biết, và không lừa thiên hạ và tự lừa mình là mình đã biết.

* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn kính trọng suy nghĩ của người khác, cho nên bạn ít thành kiến và ít tranh cãi, và hòa giải tốt với mọi người.

* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên bạn sẽ thành thật, vì chẳng có l‎ý do nào để nói dối để làm tốt cho mình.

* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn biết tri ân và biết cách tỏ lòng tri ân, và vì vậy là rất giỏi ngoại giao.

* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn can đảm, vì chẳng sợ mất gì, từ danh tiếng, địa vị, đến quyền lợi.

* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn lãnh đạo giỏi, vì mọi người dưới trướng đều yêu bạn, và bạn nghe được lời nói của tất cả mọi người để biến sự thông thái của tất cả mọi người thành thông thái của mình.

* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là ngọai giao giỏi, vì đi đâu ai cũng yêu.

* Nếu bạn khiêm tốn, thì bạn sẽ có ít stress và vui vẻ nhiều, vì chẳng có ai và điều gì có thể làm bạn bị đụng chạm căng thẳng.
humbleness1
Chúng ta có thể kể ra rất nhiều. Chỉ một tính “khiêm tốn” nếu ta thực sự thuần thục nó thì ta có đủ mọi đức tính và kỹ năng sống khác. Và khi học các kỹ năng khác, ta cũng tiếp thụ tự nhiên rất nhanh mà không lẫn lộn.

Cũng chính vì thế mà các trường phái tâm linh lớn của thế giới đều lấy khiêm tốn làm gốc—đó chính là “vô ngã” (không có cái tôi) của nhà Phật, hay “giao phó tất cả đời mình vào tay Thượng đế” (total submission) trong truyền thống Moses (Do thái giáo, Thiên chúa giáo, và Hồi giáo).

Đó cũng chính là l‎y’ do tại sao khi nói đến tư duy tích cực ở đây, chúng ta không muốn nói nhiều đến hàng trăm công thức, mà chỉ muốn nhấn mạnh vào một vài điểm—khiêm tốn, thành thật, yêu đời, yêu người, yêu mình.

Thực ra nếu ta khiêm tốn thực sự, đương nhiên ta sẽ đạt được những thứ còn lại: Thành thật, yêu mình, yêu người, yêu đời. Nhưng nếu bạn hơi lo lắng rằng chỉ có một điều thì quá ít, bạn có thể nhớ 5 kỹ năng căn bản này: “Khiêm tốn, thành thật, yêu mình, yêu người, yêu đời.” Các kỹ năng căn bản này sẽ đẻ ra tất cả các kỹ năng sống khác, ngoại trừ một vài kỹ năng về kỹ thuật nghề nghiệp, trong đời.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

© copyright TDH, 2009
www.dotchuoinnon.com
Permission for non-commercial use

39 thoughts on “Những kỹ năng sống”

  1. Bài viết hay quá, xin phép lawyer cho cháu copy bài viết vào blog của mình. Nếu có thể, mong chú Hoành viết tiếp mấy bài về các kỹ năng còn lại như thành thật, yêu mình, yêu người, yêu đời. Chúc chú một ngày tốt lành!

    Best regards,
    HKH

    Like

  2. Bai` viet’ hay qua’, mac du` da~ doc rat’ nhieu` thu’ hay anh viet’. :-).

    Em nho’ hoi` xua co’ doc ve` Khong? Tu?. Ong co’ noi’ la` Khiem Cung la` duc’ tinh’ chinh’ cua? nguoi` Quan Tu?. Em ko nho’ la` o? trong kinh nao`. 🙂 nhung neu’ dung’ thi` co’ the? them dao Khong? nua~, ngoai` cac’ dao khac’ ra…

    Like

  3. Cám ơn Chung. Anh cũng thường nhắc đến các giá trị Khổng giáo đã thấm nhuần trong văn hóa Việt rất thường, như nhân lễ nghĩa trí tín. Tuy nhiên, Khổng giáo là một hệ thống luật lệ nhiều hơn là một hệ tư tuởng triết lý sâu sắc. Đến một mức thật là nền tàng sâu thẳm của tư tưởng thì Khổng giáo không có cái nền sâu như Phật giáo, Lão giáo hay Thiên chúa giáo. Cho nên khi đi thật sâu, anh không tìm ra lý luận Khổng giáo ở mức đó (thường là mức nguyên ủy của vũ trụ cũng như nguyên uỷ của tâm thức con người).

    Nhưng Chung yên tâm, vì hễ điều gì liên hệ đến văn hóa Việt Nam, dù là Lão giáo hay Khổng giáo, anh thường là không bỏ qua khi thấy (trừ phi bài rườm rà quá, phải bỏ qua cho thóang mát). 🙂

    Like

  4. Nội dung bài Viết Cháu thấy tất cả quy về một mối là đức tính “khiêm tốn”, và từ việc khiêm tốn giúp cho bản thân học hỏi được bao nhiêu là điều hay!, Vậy cho Cháu hỏi : Khiêm tốn có những hạn chế nào không?, vì sẽ có tính 2 mặt của nó, Khiêm tốn có bị hạn chế trong môi trường nào đó không?, Ngoài khiêm tốn còn đức tính nào giúp mình là con người tốt hơn không?.Nếu nghĩ về việc khiêm tốn Chú sẽ nhớ ngay đến ai? (hj giống phỏng vấn Chú wa hen)
    Phần đầu bài viết Cháu thấy có nhắc đến việc sáng tạo, đúng là nhờ có sáng tạo mà chúng ta ngày càng tiến bộ hơn, Chú Hoàng ơi, Cháu có nghe làng sóng khoa học thứ tư chính là sáng tạo, khơi dậy tiềm năng nơi con người, Chú ở bên Mỹ chắc Chú tiếp xúc và hiểu nhiều về việc khơi nguồn sáng tạo nơi con người.
    Ở Việt Nam, tại Trường ĐH KH Tự Nhiên TPHCM có Thầy Phan Dũng dậy về TRIZ, Cháu đã đăng kí nhưng đến ngày 18 tháng này lớp mới học, Cháu vẫn đang băn khoăn và tìm hiểu để học hỏi và đào tạo cho mình về môn học này, mong được Chú và các bạn trao đổi, hướng dẫn-chia sẽ!.
    Chúc Chú có ngày cuối tuần vui hen!

    Like

  5. Hi Thông,

    Khi Thông hỏi vể “giới hạn” của khiêm tốn, mình có cảm tưởng là Thông muốn nói về cách cư xử bên ngòai. Bên trong ta, khiêm tốn, cũng như tình yêu hay tóan học, không có giới hạn. Đâu có thể nói yêu tới mức nào đó rồi ngưng, hay tóan có giới hạn—đến một mức nào đó là tóan trở thành tồi–hay khiêm tốn phải dừng lại ở mức nào đó. Các đức tính tốt không có giới hạn.

    Nhưng hành động bên ngòai thì đôi khi lộ ra tính khiêm tốn, đôi khi không. Ví dụ, nếu gặp một tên đang giật cách xách tay của một phụ nữ, mình đang đứng ngay đó, bèn tiện tay cho anh chàng vài đấm nằm dài. Hành động đó không thể mang hình ảnh khiêm tốn, nhưng thế không có nghĩa là mình không khiêm tốn hay giảm khiêm tốn trong lòng.

    Nói đến khiêm tốn thì mình hay nghĩ đến Abraham Lincoln, Ghandhi, Nelson Mandela, Đạt La Lạt Ma, Mother Teresa.

    Về sáng tạo, thì sáng tạo là đầu máy cho văn minh con người trong mọi thời đại, không phải chỉ trong thời này.

    Thực ra, theo kinh nghiệm của mình, cái mở nguồn sáng tạo cho mình là: Thấy môt vấn đề và tìm cách gỉải quyết nó. Ví dụ: Ăn cam lột vỏ mệt quá, làm sao có cái máy lôt vỏ cam đây?” Câu hỏi đó sẽ khơi nguồn sáng tạo trong ta.

    Hay: Học trò mình kém toán quá, làm sao mình có cách dạy để các em học tóan dễ hơn và nhanh hơn?

    Các lớp về sáng tạo là chỉ mình các technique để tư tưởng mới chảy ra khi mình cố đi tìm cách giải quyết vấn đề của mình. Nhưng các technique nay chẳng làm gì được nếu mình không thấy có vấn đề trong đầu, hoặc thấy vấn đề nhưng không muốn giải quyết nó.

    Anh Phan Dũng, nhiều năm trước có tặng mình quyến sách về khoa học sáng tạo của anh. Em chuyển lời cám ơn và hello của mình đến anh Dũng nhé.

    Good day, Thông 🙂

    Like

  6. đây là lần đầu em vào trang web này.nên cũng không biết nhiều về anh.hihi!! nhưng em nghĩ bài viết vừa rồi thật là hay. nó cho em một luồng gió mới trong cách học về kĩ năng sống.thú thật là em đang bị tẩu hỏa nhập ma,chẳng biết bắt đầu từ đâu cả. nhưng bây giờ thì khác rồi.kaka!!!!cảm ơn anh rất nhiều.

    Like

  7. Welcome Lương Huy mới tới vườn chuối 🙂 Wow. Mình chỉ đường trong vườn cho Huy chút nha.

    Ở bên phải màn hình có các chuỗi bài viết, đó như là bản đồ để dò đường đi vậy. Ở bên phải màn hình cũng thế.

    Lương Huy nếu có chuối hay cũng có thể mang vào vườn trồng cùng hihi 🙂

    Like

  8. Bài viết rất hay! Mặc dù đơn giản và dễ hiểu nhưng kiến thức rất sâu sắc. Cháu thấy bài viết có 1 điều rất đúng, nền tảng của sự học hỏi và tiếp thu những cái mới đều do khiêm tốn mang lại, đưa chúng ta về khởi nguồn của mọi điều, mọi kĩ năng sống cần thiết vấn đề là ở chúng ta tiếp nhận nó như thế nào. Một lần nữa cảm ơn chú về bài viết đã mang lại cho cháu nhiều điều bổ ích cũng như niềm tin vào sự khiêm tốn. ^^

    Like

  9. Cám ơn Châu nhé. Em đọc rồi rán thực hành nhé. Đọc 10 quyển sách cũng không bẳng đi một bước.

    Em khỏe nhé 🙂

    Like

  10. Gui Mr. Hoanh,

    Toi that xuc dong khi doc duoc bai viet ve ky nang song cua ban (xin loi vi khong biet tuoi tac cua ban nen ko biet xung ho the nao) vi day la lan dau toi vao trang web nay mot cach tinh co vi toi dang search bai Ky nang song tren Google..xin loi, cung co the ban la nguoi noi tieng nhung toi khong biet… 🙂

    Bai viet qua hay va that su lam toi xuc dong! Bai viet that don gian khong qua giao dieu, ly thuyet…nhung chuyen tai duoc mot noi dung giao duc qua lon. Cam on ban vi day la dieu toi dang rat can de truyen dat cho con cua minh, toi dang loay hoay voi nhung ly thuyet ve ky nang song ma dung nhu ban noi neu doc het nhung ly thuyet do, con cua toi minh se ngop tho ..va co le no cung se chang hap thu duoc bao nhieu….Toi se cho chau doc va co the se gui den ban be cua chau doc. Thiet nghi trong truong hoc pho thong hien nay rat can nhung bai viet nhu the nay trong gio giao duc cong dan von la mot gio hoc qua kho khan nham chan…Rat cam on ban ve bai viet ..ma toi cung dang rat mong ban viet them bai ve van de “Khiem ton” the nao la khiem ton va ren luyen nhu the nao de co duc tinh do , ve “thanh that” , “yeu doi, “yeu minh”….Vi khong phai ai cung hieu het “khiem ton ” la gi….

    Toi co con dang o do tuoi 15-16 , toi rat lo vi trong xa hoi hien nay co qua nhieu rui ro , bat on ve mat tinh than, nen toi rat can lam nhung bai viet nhu the nay de giup con minh co mot suy nghi dung dan …Rat mong duoc lien lac voi ban de trao doi them ve nhung bai giao duc , …

    Mot lan nua , rat cam on ve bai viet cua ban, no that su rat co ich.

    Than chao
    Hong Hanh

    Like

  11. Cám ơn chị Hồng Hạnh,

    Mình có list của các bài về khiêm tốn và thành thật đây. Chị có thể lựa ra bài thích hợp.

     

    Khiêm tốn

    Nước

    Cái tôi của nước

    Làm thế nào để khiêm tốn, TDH

    Huấn nhục, TĐH

    Tự tin hay tự cao? TĐH

    Cuộc chơi lớn

    Làm thế nào để thành thật, TDH

    Ngưng phàn nàn, sống thành thật, TDH

    Bạn có phải là người trung thực không? TĐH

    Bảo trọng bản tính chân thật, TDH

     

    Tuổi 15-16 là tuổi thường có nhiều xao động. Cho nên mình cũng cần kiên nhẫn và dịu dàng, và khuyến khích các em chủ động trong việc học hỏi là tốt nhất.

    Chúc chị nhiều may mắn.

    Like

  12. Chú ơi,
    Chú có thể định nghĩa khiêm tốn là gì được không ạ?
    Lâu nay cháu chỉ hiểu khiêm tốn là đánh giá đúng khả năng của mình, không kiêu căng, tự phụ. Hình như không phải nghĩa này thì phải.
    Cháu đọc bài viết thấy nói khiêm tốn là không tôi, không tôi triệt để – hơi mơ hồ chú nhỉ? 🙂
    Cảm ơn chú ạ.

    Like

  13. Hi Thế Hòa,

    Khiêm tốn thì tự điển nào cũng có định nghĩa.

    Nhưng khiêm tốn đến mức không tôi là thế nào thì Thế Hòa phải kiên trì thực hành khiêm tốn nhiều năm mới có thể hiểu ra được. Thực hành như thế lâu lâu mình lại thấy “À, hóa ra mình đã khiêm tốn hơn cách đây một năm rất nhiều. Vậy mà một năm trước đây mình cứ nghĩ là mình khiêm tốn lắm rồi.”

    Cứ được như vậy nhiều lần, đến một lúc nào đó (có thể là 5 năm sao hay 50 năm sau, hay không bao giờ, tùy người có căn cơ, nghiệm chỉnh, và quyết tâm đến đâu) Thế Hòa sẽ nhận ra là “cái tôi” của mình vẫn còn có đó, vẫn cứ tiếp tục chỉ huy tư duy của mình hướng vào phục vụ “tôi, của tôi, cho tôi” trước mọi thứ khác. Lúc đó mình sẽ kiên trì hơn về việc hương tư duy vào phục vụ đời sống chung, mọi người, trong mọi tư tưởng của tâm trí.

    Đến một lúc nào đó, mình sẽ không còn phải suy nghĩ gì nữa, lúc đó là lúc thực sự “không tôi”, cái tôi của mình đã trở thành “một phần của mọi người, một phần của đời sống, một phần của vũ trụ, một phần cùa Thượng đế, một phần của Phật” trong tâm trí mình. Và cứ vậy mà quyết định và hành xử.

    Các điều này chỉ có thể thực hành kiên trì mới nhận ra được, nói và nghe thì có vẻ rất khó hiểu. Nhưng thực ra cũng như học võ thôi: Hiệp khí là gì? Dùng khí của mình hiệp với khí của địch để đánh ngã địch nghĩa là gì? Môn sinh nhập môn nghe và học thuộc lòng nhưng chẳng hiểu gì cả. Chỉ có các sư phụ, qua nhiều năm luyện tập, mới thực sự hiểu hiệp khí là gì.

    Thế Hòa khỏe nhé.

    Like

  14. Dạ vâng ạ.
    Vậy nghĩa của từ khiêm tốn ở đây là làm việc gì mình cũng phải nghĩ đến việc phục vụ người khác, phục vụ cuộc sống ạ?
    Ý cháu hỏi là người như thế nào thì được gọi là người khiêm tốn đó chú 🙂

    Like

  15. Hi Thế Hòa,

    Phục vụ người khác là cách hay nhất để mình tập khiêm tốn. Khiêm tốn là không xem mình cao; ở mức sâu hơn, khiêm tốn là không tập trung tư duy vào chính mình. Nếu phục vụ người khác thường xuyên thì mình ít xem mình cao, ít tập trung tư duy vào chính mình.

    Mình không cần được ai gọi là “khiêm tốn” cả. Kể cả mình gọi mình là khiêm tốn thì mình đã không khiêm tốn. Cứ lo mình có khiêm tốn không là đã tập trung vào cái tôi của mình quá đáng rồi đó.

    Like

  16. Chào cả nhà,

    Bài sau đây này nói rất hay về vấn đề “tự tin” đến hợm hĩnh và thô lỗ của một số trong giới trẻ. Đúng là không học hỏi tự tin tử tế thì tự tin có thể đồng nghĩa với ngu dốt, hợm hĩnh và chỉ là tự ti trá hình.

    Trong ĐCN chúng ta luôn luôn nhấn mạnh đến khiêm tốn. Chỉ khi nào tự tin được sinh ra từ khiêm tốn thì đó mới là tự tin thật sự, hiền dịu và mạnh mẽ.

    Vấn đề, như trong bài báo nói, là ngôn ngữ tư duy tích cực–như là, tự tin–được mọi người lảm nhảm, mà không được học hành tư duy tích cực đến nơi đến chốn. Đây không chỉ là ở VN. Ở Mỹ cũng thế, ngôn ngữ tư duy tích cực chính tông đã bị các “tác giả” và “thầy” viết lảm nhảm lăng nhăng dù là chẳng hiểu mình viết gì, đủ mọi loại bài trên báo, và ngay cả trong các lớp học về “tư duy tích cực”, và tạo ra rất nhiều lớp trẻ dôt nát và hợm hĩnh, lảm nhảm tự tin cả ngày…

    Khiêm tốn. Khiêm tốn và nền tảng của mọi đức hạnh. Khiêm tốn sẽ đưa đến tư duy tích cực, đưa đến tự tin thật sự, mà không cần nói.

    Mến,
    Hoành

    “Tự tin”!

    Tác giả: Theo TBKTSG

    Xin hãy làm cho họ tin rằng, nếu không nỗ lực học tập, rèn luyện để trở thành người hiểu biết, ứng xử một cách có văn hóa với mọi người xung quanh thì sẽ không có sự “tự tin” nào đỡ đần nổi cuộc đời họ.

    Chưa có ai làm thống kê về từ nào có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong các khẩu hiệu quảng cáo gần đây ở nước ta, nhưng có thể tin rằng, nếu không đứng nhất thì từ này cũng thuộc vào hàng “top”, đó là từ “tự tin”. Không cần suy nghĩ lâu, có thể kể ra đây hàng loạt cụm từ về sự tự tin đã nghe, đọc, thấy đến phát ngán: “Tự tin để hành động”, “tự tin là chính mình”, “tự tin với mái tóc suôn mượt”, “tự tin thể hiện phong cách”…

    Tra từ điển tiếng Việt sẽ thấy một chú thích rất gọn về từ này: “tự tin (nghĩa là) tin vào chính mình”. Thế nhưng tự tin như thế nào, tự tin vào điều gì ở chính mình, hay cái gì làm nên sự tự tin…?, có vẻ như chưa thực sự rõ ràng ở nhiều người trẻ tuổi.

    Một nhà tuyển dụng từng phỏng vấn khá nhiều người trẻ, có lần nói: “Khi thấy bước vào trước bàn phỏng vấn là một người trẻ nào đó có mái tóc thật đặc biệt, bước đi thật mạnh mẽ, mặt chênh góc, mắt hướng lên cao… là trong tôi xuất hiện ngay cảm giác nghi ngại: bảy, tám mươi phần trăm là người này ít khả năng!”. Anh cũng cho biết kết quả từ thực tiễn là có khá ít trong số những người được phỏng vấn đó cho thấy mình có một khả năng nào đó vượt trội hay đặc biệt như hình thức mà họ thể hiện.

    Ảnh: TBKTSG

    Anh kể, có một cô gái đã hỏi anh sau khi không trả lời được trơn tru bất cứ câu hỏi nào trong cuộc phỏng vấn, rằng “em bước vào tự tin như vậy mà không đậu sao anh?”. Thế mới biết, có những người tin rằng họ chỉ cần có vẻ ngoài tự tin (đôi khi đến hợm hĩnh) là sẽ đạt được nhiều thứ. Câu chuyện kể của nhà tuyển dụng hình như chạm đến một điều còn rất thiếu ở nhiều người trẻ trong xã hội, đó là nền tảng làm nên sự tự tin.

    Không ít người trẻ bây giờ đã không lựa chọn việc củng cố nền tảng tri thức, văn hóa, khả năng, thế mạnh… của mình để xác lập sự tự tin. Dễ hiểu, vì để làm được những việc đó thì quá mất thời gian! Họ chọn cách nhanh nhất để tới được đích.

    Nhiều người từng xem trên mạng cảnh nữ sinh đánh nhau, thấy ngoài những câu chửi tục tằn, những nữ sinh mới 14, 15 tuổi ấy nhắc đi nhắc lại những lời kiểu như “mày đã biết tao…”. Cái “tao”, cái tôi ấy đòi được phô ra, để chứng tỏ mình hơn người khác. Khi không có đủ độ chín chắn, sự hiểu biết, họ đã chọn cách hơn người khác ở việc… đánh nhau. Ít ra, người khác (là những bạn bè cùng trang lứa trong trường) cũng thấy sợ hay nể họ ở một điểm nào đó.

    Phải chăng đó cũng là một trong những nguyên nhân của nạn bạo lực hay băng nhóm học trò khởi phát? Phải chăng với kiểu tự tin đó mà những cô gái trẻ 15, 17 tuổi sẵn sàng leo lên yên xe của các tay đua trong những cuộc đọ tốc độ và cũng là đọ với tử thần, để thấy mình được nể trọng, dù chỉ là trong cộng đồng nhỏ đua xe trái phép?

    Có lẽ đã đến lúc phải xem lại cách truyền thông về sự tự tin, cần phải đề cao tri thức, ứng xử văn hóa, tay nghề hơn là các kiểu tự tin hình thức. Xin đừng tuyên truyền như thể những người trẻ hoàn toàn có thể nhận được sự tán dương chỉ bằng cách… uống một loại thức uống nào đó hay cóp nhặt vài câu nói của một diễn giả.

    Xin hãy làm cho họ tin rằng, nếu không nỗ lực học tập, rèn luyện để trở thành người hiểu biết, ứng xử một cách có văn hóa với mọi người xung quanh thì sẽ không có sự “tự tin” nào đỡ đần nổi cuộc đời họ. Có lẽ chúng ta sẽ không còn phải lo lắng nhiều như bây giờ, nếu mọi người trẻ đều tin chắc rằng: “Có văn hóa (chứ không phải sự “tự tin”), bạn (dù không có tất cả) sẽ có một xã hội tốt đẹp hơn”!

    Vương Diễm

    Like

  17. Thưa chú, cháu muốn hỏi thêm tí xíu.
    “Khiêm tốn là không xem mình cao hơn người”. Nhưng với nhiều người mà mình xem họ cao hơn mình rất nhiều (ví dụ như người giỏi hơn mình 🙂 ) thì làm sao để thấy mình tự tin khi nói chuyện, làm việc với họ hả chủ?
    Cảm ơn chú.

    Like

  18. Hi Thế Hòa,

    Đó là một câu hỏi rất hay. Khi nội lực mình còn yếu thì mình hay khớp trước mặt một người có cái gì đó cao hơn mình–kiến thức, danh tiếng, địa vị,v.v… Ngay cả các thiền sư tu tập lâu năm vẫn bị vấn đề này. Đọc bài Mồ Hôi Của Kasan thì thấy.

    Theo kinh nghiệm của chú thì nếu mình thực sự xem nhưng người “thấp” hơn mình–ít học hơn, nghèo hơn, nhỏ tuổi hơn, không tiếng tăm bằng mình, v.v…–thực sự ngang hàng với mình, thì tự nhiên mình cũng sẽ rất an lạc và tự tin trước người hơn mình rất nhiều.

    Like

  19. Thanh you bài viết hay quá. Tôi xin phép được post vào trang web của cơ quan mình nhé. Tôi sẽ tiếp tục truyền đạt những kiến thức hay này cho lớp đàn em mình. chân thành cảm ơn chú Hoành

    Like

  20. Cám ơn chú Hoành vì bài viết hay quá! Cháu thật sự khâm phục cách chú tìm ra bản chất của vấn đề. Chú có thể chỉ thêm về kỹ năng này được ko 🙂
    Cho cháu hỏi thêm diễn đàn lấy tên “Đọt chuối non” có ý nghĩa là gì vậy chú?

    Like

  21. Hi Minh Trang,

    “Đọt chuối non” vì:

    – Cây chuối là cây thịnh hành nhất trong văn hóa Việt Nam, thấy nó khắp mọi nời, và tất cả mọi phần của cây chuối đều được dân ta tận dụng.
    – Lá chuối non nhìn rất đẹp đưới nắng.
    – Và đọt chuối non là biểu tượng cho sức sống đang lên.

    Like

  22. Qua bai viet nay chau co nhieu kinh nghiem ,de hoc va duc ket giup minh song tot hon.bai viet cua chu that hay

    Like

  23. Chào chú!
    Con đã rất cố gắng sống tốt và vui vẻ với mọi người nhưng hình như những gì mà con nhận lại được từ những người bạn mà mình yêu quí hầu như không có, cho dù đó chỉ là lời quan tâm, thăm hỏi. Thế nên con đã nói xấu họ, và điều đáng ngạc nhiên là họ bắt đầu quan tâm đến sự có mặt của con mặc dù họ không biết gì hết. Con cảm thấy hình như mình có lỗi nhưng lại tiếp tục nói xấu họ.. 😦
    Con phải làm sao đây chú?.. Con rất sợ đấu tranh tư tưởng nên lúc nào cũng làm theo ý mình…dù biết sai.

    Like

  24. Hi Bảo Thiên,

    Trước hết là em đừng nghĩ em là demon. Tìm cái tên tích cực cho mình. Bảo Thiên là một tên rất tích cực. Thiên là Trời. Bảo là quý, hay bảo vệ. Bảo vệ trời, hay trời quý giá.

    Trẻ em 3, 4 tuổi thường có thói quen đó. Đôi khi các em làm chuyện quấy, hay khóc la ầm ĩ để lấy sự chú ý của bố mẹ, vì ngồi chơi yên lặng tử tế thì bố mẹ chẳng nói năng gì cả (vì bố mẹ lợi dụng những lúc các em ngồi yên để bố mẹ làm việc của bố mẹ).

    Bảo Thiên chắc là lớn hơn các em 3, 4 tuổi vài năm. Vậy thì đừng giữ thói quen 3, 4 tuổi đó. Trưởng thành hơn một chút.

    “[Em] rất sợ đấu tranh tư tưởng nên lúc nào cũng làm theo ý mình… dù biết sai”. Tốt, hôm nào em thấy muốn ăn trộm xe của người ta thì cứ làm dù biết sai, rồi khi bị bắt thì nói với công an và tòa án câu đó “Cháu rất sợ đấu tranh tư tưởng nên lúc nào cũng làm theo ý mình… dù biết sai”, rồi xem các quý vị phản ứng thế nào.

    Em chỉ phải làm đàn ông ngay bây giờ, đừng baby nữa, đứng thẳng lưng, đầu đội trời chân đạp đất, miệng không lảm nhảm nói xấu bạn bè. Đó không chỉ là thói xấu, đó là cực kì tồi tệ, như là người tối ngày đi sau lựng người thân và bạn bè chỉ để nhổ nước bọt vào lưng họ. Rất là tâm thần.

    Em cần chấm dứt ngay tức thì tư duy và tác phong 3, 4 tuổi. Và làm người lớn (để mai mốt hy vọng còn có được một cô bạn gái xinh đẹp nết na thùy mị).

    Và đừng quan tâm đến ai để ý đến mình không. Đó là vị kỷ và 3, 4 tuổi.

    Tập âm thầm quan sát người khác để tìm điều mình có thể thích họ, phục họ, và yêu họ. Em thử làm điều này liền tù tì, ngày nào cũng làm, trong vòng 2 tháng liền, xem điều gì sẽ đến với em, rồi đến đây thông tin cho anh nhé.

    Like

  25. huhu.. chú ơi con là nữ mà!
    Con là sinh viên năm nhất, từ nhỏ tính tình đã rụt rè rồi, thói wen hiện tại của con là lonely nhưng mà mấy thầy cô trong trường cứ bắt làm thuyết trinh hoài con bực mình lắm vì tệ nào 1 nhóm cũng cả chục mạng hơn, còn ba mẹ thì bắt con ở ktx cho tiện (gần trường và có người quản lý lun 😦 ). Con chỉ khó xử với bạn mới thôi, những người bạn cũ con cũng không cho biết sđt mới, lúc đầu con nghe lời mẹ cố gắng hòa đồng và con nghĩ mình đã làm tốt nhưng cuộc sống mới chẳng khác cuộc sống cũ… Bây giờ chú hiểu chưa? (nhưng mà giờ tốt hơn chút rồi, ít nhất nó vẫn nhìn xem con đang ở đâu, rồi thôi! Bắt đầu có cảm giác con không phải người tàng hình nữa rồi 🙂 )
    Con chỉ kể cho mẹ nghe những thói quen xấu của mấy đứa trong ktx thôi ( tại mẹ cứ kêu con kể cuộc sống mới cho nghe, mà con chỉ mún nói gọn lẹ mà cũng có gì đâu nói, chứ con cũng không xấu lắm đâu chú)
    Còn cái nick đó là biệt danh lớp 10 đó ạ, mấy đứa trong lớp tự lập rồi rêu rao tùm lum (3 số cuối là ngày sinh của con đó, nhưng tụi nó ghi 021 chứ không phải 0201)
    Thật sự thì con đã bó tay rồi, nên mới nhờ chú tư vấn giùm! Con mun làm mẹ vui khi mỗi lần mẹ con lên thăm thì ít nhất con phải nghe được “sướng nha thiên có mẹ lên thăm kìa”.
    À quên nữa, “Bảo Thiên” là tên 1 người bí mật đặt cho con vào cuối 12, hy vọng người đó xuất hiện nên con lấy nó làm tên hiện tại lun=> nghĩa là “bảo bối của trời”..
    Huhu.. Ở nhà mẹ con nói với mọi người con bị tự kỉ mà có đâu…
    Con phải làm sao đây chú, không lẽ con bị tự kỉ thật…T.T

    Like

  26. Hi Bảo Thiên,

    Em có thể thử làm 2 điều này được không.

    1. Không nói xấu ai bao giờ. Mở miệng nói về ai là chỉ nói tốt.

    2. Gặp các bạn trong phòng (như khi đi ngang) thì mỉm cười và vẫy tay hay gật đầu nhẹ.

    Em làm hai điều này được không\?

    A. Hoành

    Like

  27. Khó thật, chỉ nói thói quen xấu cho mẹ nghe thôi, không được ạ?
    Thứ 2, tự dưng đứng trong phòng mà vẫy tay chào và mỉm cười thì giống điên thật đó chú (xin lỗi con không làm được 2 diều trên đâu)..

    Like

  28. Anh à, em chợt nhận ra em đã tiến bộ kha khá trong bài Khiêm tốn, mới gần đây thôi – khoảng vài tháng hay nửa năm.

    Vì đây là bài em yếu nhất, hay em vẫn nói là “mất căn bản” trong 3 bài, nên giờ em thấy vui lắm.

    Và em thấy bài khiêm tốn giúp cho bài yêu người rất nhiều – một sự hòa quyện khiến cho mình yêu người sâu sắc hơn, đầy đủ hơn và dịu dàng hơn.

    Và có lẽ là nhờ sự tương tác ngược lại, bài yêu người giúp em học khiêm tốn: em nhận ra (và hoàn toàn tin) rằng mỗi người đều có những điểm mạnh của riêng mình đáng để em học hỏi, thán phục và ngưỡng mộ, chỉ là mình đã (đủ tích cực để) nhận ra điểm nào đó ở người đó là điểm mạnh hay chưa thôi.

    Em cám ơn anh, rất nhiều! 🙂

    Like

  29. Con cảm ơn chú rất nhiều về bài viết ak. Chú cho con hỏi vậy biểu hiện của khiêm tốn ra bên ngoài là như thế nào ak?
    Con cảm ơn! 🙂

    Like

  30. Hi Ngổ Ngáo,

    Biểu hiện bên ngoài của khiêm tốn rất khó tả, vì đó là vấn đề ở trong lòng. Nếu nói về bên ngoài thì câu nào cũng sai, nhưng thường là không tự ái vặt, ai nói gì đụng chạm mình cũng cười.

    Like

Leave a comment