Điều gì làm nên lãnh đạo?

leadership-risesmart

Điều gì làm nên lãnh đạo?

Lãnh đạo là cuộc hành trình khám phá. Lãnh đạo là biểu hiện của một người ở mức cao nhất của người ấy, với mục đích làm điều gì đó tốt đẹp hơn và phát triển tiềm năng của những người khác. Đó không phải là công việc đơn độc, mà là công việc hợp thâu năng lượng từ những người chung quanh.

Trong vòng 20 năm qua, việc nghiên cứu về lãnh đạo đã đưa tôi đến Rô-ma, Hy Lạp, Bắc Phi và Trung Đông, và những kinh văn cổ của Trung Quốc cũng như các ký tự cổ của Ai Cập. Từ các nghiên cứu này, tôi đã rút ra sáu kết luận về lãnh đạo:

1. Khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý lớn hơn là khác biệt giữa hai nhóm kỹ năng.

Quản lý dựa trên mệnh lệnh và kiểm soát và sử dụng các tiến trình làm việc khoa học. Khoa học quản lý đến từ thời Cách mạng Kỹ nghệ, khi những đoàn nhân công thất học cần chỉ huy. Đằng khác, lãnh đạo tức là biểu hiện tinh thần của con người—nguồn thật của tuyệt vời. Chúng ta không thể dạy lãnh đạo theo cách ta dạy quản lý.

2. Quan tâm của chúng ta về lãnh đạo không phải là cơn sốt hay thời trang.

Lãnh đạo là một khái niệm đã được nghiên cứu hàng nghìn năm. Ta có thể thấy nó trong các kinh văn cổ từ Trung quốc đến Ai Cập. Chúng ta say mê khoa lãnh đạo vì nó là một phần của hiểu biết về bản tính con người chúng ta. Người ta biểu hiện tính lãnh đạo khi họ trình bày điểm tuyệt hảo của họ và của những người khác.

3. Để thành một lãnh đạo, trước hết bạn phải hiểu chính bạn.

Chẳng có hai người nào biểu hiện tính lãnh đạo giống nhau. Mỗi người chúng ta là một lãnh đạo đặc biệt. Vì vậy, ta sẽ thất bại nếu cứ cố sắp khoa lãnh đạo ngăn nắp vào trong cái hộp.

leadership_global

4. Lãnh đạo không đặt căn bản trên địa vị hay chức vị.

Tính lãnh đạo phát ra từ bất kỳ người nào có khả năng và được khuyến khích để biểu hiện chính mình trong khi làm việc có mục đích và ý nghĩa. Như là một xã hội, chúng ta phải lìa xa khái niệm rằng các giám đốc công ty là những người có tầm nhìn với những tư tưởng chuyển hóa. Chúng ta phải chuyển từ tình trạng lệ thuộc sang tình trạng tham gia, trong đó mọi người dùng năng lực và tiềm lực riêng của mình để phục vụ và làm tròn mục đích.

Lãnh đạo là một trình tự trong đó những người lãnh đạo và những người đi theo cùng hoạt động để đạt các mục tiêu chung. Chúng ta đều là người lãnh đạo và người đi theo vào những lúc khác nhau. “Đi theo” không phải là một vai trò thụ động. Người đi theo bảo đảm là người lãnh đạo theo đuổi mục đích.

5. Tính lãnh đạo không thể đạt được trong cô lập.

Người ta biểu hiện tính lãnh đạo khi họ hành động như là một bộ phận của một toàn thể, và tính năng này hoạt động tốt nhất khi cơ cấu tổ chức dạng mạng lưới thay thế cơ cấu đẳng cấp. Điều quan trọng là các cá nhân trong tổ chức cùng nhau phát triển, và tổ chức được đối xử như là một sinh vật có hít thở. Tính lãnh đạo cần môi trường thích ứng để nẩy nở.

6. Tính lãnh đạo phải có ưu tiên hơn quản lý trong thế giới thay đổi nhanh chóng ngày nay.

Quản lý sống mạnh trong môi trường ổn định và cơ cấu đẳng cấp. Nhưng chúng ta đang sống trong một thế giới thay đổi liên tục, và chúng ta phải “viết luật mới.” Tính lãnh đạo sẽ ở ngay tại tâm điểm của tất cả cố gắng của chúng ta trong việc cải thiện tổ chức và thế giới. Tính lãnh đạo sẽ đòi hỏi can đảm–đó là cốt lõi của lãnh đạo.

Bạn có đang biểu hiện tiềm năng lãnh đạo của bạn? Hãy xem lại đời sống của bạn ở sở làm, ở nhà, và trong các sinh hoạt xã hội. Bạn là lãnh đạo hay chỉ thuần túy là một quản lý? Bạn có đang phát triển các kỹ năng lãnh đạo của bạn và sử dụng chúng để cải thiện tổ chức của bạn và cuộc đời riêng của bạn?

Hãy nhớ: Lãnh đạo là một hành trình, không phải là điều bạn có thể học trong một khóa học năm ngày. Lãnh đạo đòi hỏi thời gian và suy tưởng.

Trần Đình Hoành dịch

Nguồn USA Today

.
leadership

What makes a leader?

By Hilary Owen, special for USATODAY.com

Leadership is a journey of discovery. It is the expression of a person at his or her best whose aim is to transform something for the better and to develop this potential in others. It is not a solitary pursuit but one that harnesses the energy of those around you.

During the past 20 years my studies on leadership have taken me to Rome, Greece, North Africa and the Middle East and to the texts of ancient China and the hieroglyphics of Egypt. From this research, I have come to six conclusions about leadership:

1. The difference between leadership and management amounts to more than a different set of skills.

Management is based on order and control and makes use of sophisticated processes. It came into being during the Industrial Revolution, when a mass of uneducated workers needed to be marshaled. Leadership, on the other hand, is about expressing the human spirit — the real source of greatness. We cannot teach leadership in the same way we teach management.

2. Our preoccupation with leadership is neither a fad nor a fashion.

Leadership as a concept has been explored for thousands of years. It can be found in ancient texts from China to Egypt. Our fascination with it has never dwindled because it is part of our understanding of who we are as human beings. People express leadership when they demonstrate the best of themselves and others.

3. To become a leader, you must know yourself first.

No two individuals express leadership in the same way. Each one of us can be a unique leader, and that is why trying to put leadership into a box always fails.

leadership_goingup

4. Leadership is not based on position or title.

Leadership springs from anyone enabled and encouraged to express himself while working with purpose and meaning. As a society, we need to shift away from the notion of chief executives as visionaries with transforming ideas. We have to shift from a dependency state to one of participation in which everyone uses his or her own power and potential to serve and fulfill a purpose.

Leadership is a process in which leaders and followers engage to achieve mutual goals. We are all leaders and followers at different times. “Followership” is not a passive role but a dynamic one: Followers ensure that the leader follows the purpose.

5. Leadership cannot be achieved in isolation.

People express leadership when they act as part of an integrated whole, and this works best when a web structure replaces the hierarchical structure. It is important that individuals and organization develop together and an organization be treated as a living, breathing whole. Leadership needs the right environment in which to thrive.

6. Leadership must take priority over management in today’s fast-changing world.

Management thrives in a stable environment and a hierarchical structure. But we are living in a world that changes constantly, and we must rewrite the rules. Leadership will be at the heart of all our efforts to improve our organizations and our world. It will require the courage that is at the heart of all leadership.

Are you expressing your leadership potential? Consider your life at work, at home and in social situations. Are you a leader or simply a manager? Are you developing leadership skills and using them to improve your organization and your personal life?

Remember: Leadership is a journey, not something that can be learned on a five-day training course. It requires time and reflection.

Contributing: Hilary Owen writes for Spencer Stuart (www.SpencerStuart.com), a global executive search firm offering mid- and senior-level executive search, board director appointments and strategic assessment. © Spencer Stuart Talent Network, 2002. All rights reserved.

13 thoughts on “Điều gì làm nên lãnh đạo?”

  1. Thanks anh Hoanh for sharing this interesting article, though i do not understand a lot 😉 ..hihihi… (just kidding).

    Th.

    Like

  2. Dear Anh Hai

    Em đọc đi đọc lại bài này nhiều lần nhưng em vẫn không tìm ra được câu trả lời đơn giản và dễ hiểu cho câu hỏi ” Điều gì làm nên lãnh đạo?” Anh Hai à!

    Em M Lành

    Like

  3. Dear Chị Xuân Lành,

    Em cũng có cùng câu hỏi với chị, anh Hoành đã từng khen em là có tầm nhìn của một lãnh đạo (anh là bậc thầy về động viên lớp trẻ như em ^^). Vì vậy em nghĩ điều quan trọng nhất của lãnh đạo có lẽ là tầm nhìn, và sau đó là hiểu biết cặn kẽ về con đường/cách làm, và nhiệt huyết, sáng tạo, khả năng gắn kết mọi người cho mục tiêu chung.

    Em cùng chị chờ câu trả lời của Anh Hai, từ lý thuyết đến thực hành cần rất nhiều hiểu biết và can đảm. Em rất mến phục những điều chị đã và đang làm và những câu chuyện dễ thương của chị.

    Em Hường.

    Like

  4. Anh Hoành đã trả lời cặn kẽ ở bài “Lãnh đạo là gì” rồi 🙂 Em cũng vừa tìm đọc lại và ghi nhớ. Lý luận đã sẵn sàng, bắt tay vào làm việc thôi!

    Lãnh đạo là gì?

    Like

  5. Hi Thu Hường

    Cảm ơn Thu Hường đã chia sẻ, Mình cũng rất cảm phục Hường vì đã đồng hành với DCN năm năm, một thời gian đáng nề vì không phải ai cũng làm được điều này.

    Và qua những comment mình cũng chúc mừng Hường trong năm năm kiên trì cũng có được những thành quả mà Anh Hai đã nhận xét và chia sẻ với Hường.

    Mình thắc mắc vì khi đọc bài “Điều gì làm nên lãnh đạo?” mình thấy bài này không dễ hiểu 😛 có lẽ mình phải đọc lại nhiều lần 😛

    Have a luck day Hường

    Matta Xuân Lành

    Like

  6. Hi Thu Hường và Xuân Lành,

    Lãnh đạo là một môn học khó học nhất và khó dạy nhất.

    Cách dễ nhất để thực hành thuật lãnh đạo là lập nên một dự án chưa ai làm, và cố làm với một nhóm người cho xong.

    Ví dụ: Trong Xuân Lành làm một dự ấn “mỗi tháng dành được 20 nghìn đồng” bỏ ống, thuyết phục các mẹ cùng đẩy dự án với mình. Hay “Mọi nhà đều chăn nuôi”, tạo một tổ lãnh đạo cùng làm với mình, làm việc với các ngân hàng nông nghiệp, các tổ chức micro-finaning, các mẹ khuyến khích và bảo trợ tài chính cho nhau v.v.. để nhà nào cũng có vốn chăn nuôi gì đó…

    Một dự án mới như vậy dòi hỏi mình hai điều:

    1. Khai sinh cho nó và đẩy cho nó đến đích, và

    2. Thu hút mọi người làm việc với mình, và dẫn mọi người làm việc với mình.

    Như vậy thì mình là lãnh đạo, và hiểu thuật lãnh đạo rất nhanh.

    Like

  7. Dear Anh Hai

    Em cảm ơn về những chia sẻ góp ý và gợi ý của Anh Hai, Họ nghèo quá thiếu nhận thức và không biết tiết kiệm do không biết tính toán.

    Chúng em cũng đã đổ ra đầu tư rất nhiều cho nhiều Buôn Làng như cấp vốn làm ăn, cấp bò giống chăn nuôi, cấp cây giống như rau củ để trồng trong vườn thêm thực phẩm cho bữa ăn…

    Tất cả cũng chỉ được một mùa và sau đó hết luôn cả vốn, bò thì bán hoặc làm thịt ăn luôn…

    Tìm cho công việc để làm thì đi làm cỡ hai hoặc ba ngày có tiền công của hai ngày đó là nghỉ để ở nhà ăn xong hết mới quay lại làm và bị chủ cho thôi việc…

    Tìm việc trên phố như phụ bán hàng đến tháng mới lấy tiền thì chỉ làm khoảng một tuần là bỏ việc vì không thích kỷ luật giờ giấc…

    Tiền thì trong nhà 2000 đồng cũng không có Anh Hai à! cần gì thì xúc một nắm lúa hoặc gạo ra quán đổi, còn bình thường không có một đồng nào cả. Em cứ thắc mắc sao họ sống được như vậy mới lạ!

    Lúa gạo về là hôm nay bán trả nợ cũ hết và bắt đầu ngày mai lại ra mượn nợ mới và đến mùa lúa lại ra quán đó để bán cho họ trừ nợ…

    Có là ăn một ngày cho đã và sau đó đói cả tháng… dạy hoài mà cũng chưa đến đâu hết Anh Hai à!

    Mỗi mùa như vậy Bok cũng đứng ra lo giống và phân bón chung cho cả Buôn và nợ đại lý giống và phân bón trên bốn trăm triệu nhưng cũng không thể tránh khỏi chuyện họ đi vay mượn để phải bán trước cho người kinh…

    Làm nhiều cách lắm rồi nhưng không có hiệu quả bây giờ em nghĩ phải làm sao cho họ nhận thức được mới được cho nên chỉ còn một cách là bắt phải học học và học Anh Hai à!

    Em M Lành

    Like

  8. Hi Xuân Lành,

    Em đang hỏi anh về lãnh đạo mà. Anh đâu có muốn nghe những điều không thể làm và những lý do không thể làm.

    Anh chỉ muốn nghe em nói em có một dự án chưa ai làm, hay chưa ai thành công, nhưng em có tầm nhìn và phương cách của em, và em có thể kích động nhiều người theo em, và em sẽ kiên trì cho đến thành công.

    Like

  9. Dear Anh Hai

    Em sorry Anh Hai! Em đã lấy những ví dụ của Anh Hai làm trọng tâm nên chạy một hơi sang đường link khác luôn 😛

    Anh Hai mười mấy năm và kể cả bây giờ em làm lãnh đạo nhưng sau một thời gian học những bài học của Anh Hai em thấy em có một thiếu sót rất lớn đó là luôn luôn chú tâm làm sao lãnh đạo cộng đoàn cho tốt theo hướng lãnh đạo dùng quyền bính!

    Mà em đã quên một điều rất quan trọng, mãi tối hôm qua khi đọc bài chia sẻ của Anh Hai về “Lãnh đạo là gì? và Điều gì làm nên lãnh đạo?” Em mới sực tỉnh khi em thấy trong hai bài Anh Hai đều nhắc đến đó là:

    “Để thành một lãnh đạo, trước hết bạn phải hiểu chính bạn”

    “Điều quan trọng nhất cho lãnh đạo là phải biết mình và quản lý được chính mình. Nếu không biết ngay cả mình thì không biết được ai cả, nếu không quản lý được cả mình thì không quản lý được ai cả, làm sao làm lãnh đạo được? Biết mình và quản lý mình thực ra chỉ là một việc, vì nếu ta thực sự biết ta đương nhiên là ta tự quản lý ta được.
    Đó chính là làm chủ được tất cả mọi sinh hoạt tri thức và cảm tính của mình. Biết khi nào cơn giận muốn đến, tại sao nó muốn đến, và có khả năng chận nó lại, không cho nó phủ chụp lên mình, vì “giận mất khôn”, làm sao dẫn đường cho ai được?”

    Vì vậy em quyết tâm sẽ lãnh đạo cho bằng được chính mình để em có được trái tim tĩnh lặng và yêu thương.

    Khi có trái tim tĩnh lặng yêu thương rồi em sẽ lãnh đạo cộng đoàn cũng như học trò của em bằng yêu thương chứ không bằng quyền bính

    Và như vậy em mới có thể trở thành người lãnh đạo theo gương Chúa Giêsu là người phục vụ.

    Hiện tại em đang có quyết tâm đó em chia sẻ với Anh Hai 😛

    Em M Lành

    Like

  10. Cám ơn Xuân Lành đã chia sẻ. Lãnh đạo bằng quyền hành trong một tổ chức với hệ cấp quyền lực có sẵn thì, ngoài trừ một ài trường hợp đặc biệt, thường thì đó chỉ là quản lý (management) không phải là lãnh đạo (leadership). Đó cũng không phải là điều tệ–mình làm tốt việc của mình mà không cần phải siêu iệt như lãnh đạo chính tông. Đỡ mệt.

    Nhưng nếu mình muốn phát triển mọi tiền năng lãnh đạo của mình, để có thể làm việc với một tầm mức sâu sắc hơn–tầm mức lãnh đạo phục vụ như Xuân Lành muốn–thì thực tập lãnh đạo phục vụ là điều rất tốt.

    (Các em có thể thấy được anh hỗ trợ và phục vụ mỗi người trong gia đình ĐCN đến thế nào).

    Và người lãnh đạo phục vụ có thể kéo mọi người đi với mình vào biển lửa, đừng nói là các chuyện khó khăn ở buôn làng.

    Like

  11. Không có gì làm một người sống ngoài lề xã hội cảm động bằng the touch. Bắt tay họ, vỗ vai họ, ôm họ… xử với họ như họ là mình.

    Người ta không đói cơm bằng đói được đối xử như một con người.

    Cám ơn Xuân Lành đã làm những điều này với những người phong.

    Like

  12. Dear Anh Hai

    Một lần nữa em cảm ơn Anh Hai chính những điều Anh Hai phân tích dưới đây, trước đó cũng đã từng làm em mù mờ về lãnh đạo và quản lý:

    “Lãnh đạo bằng quyền hành trong một tổ chức với hệ cấp quyền lực có sẵn thì, ngoài trừ một vài trường hợp đặc biệt, thường thì đó chỉ là quản lý (management) không phải là lãnh đạo (leadership)”

    Nhưng khi đọc bài “Lãnh đạo là gì?” Em đã hiểu. Em cảm ơn Anh Hai.

    Em M Lành

    Like

  13. “Cách dễ nhất để thực hành thuật lãnh đạo là lập nên một dự án chưa ai làm, và cố làm với một nhóm người cho xong”.

    Mình nghĩ đây đúng là cách thực hành thuật lãnh đạo hay nhất.

    Lãnh đạo đòi hỏi hướng thiện, can đảm, sáng tạo và kiên trì ?

    Like

Leave a comment