Category Archives: Video & PPS

Nối vòng tay lớn

Chào các bạn,

Nối Vòng Tay Lớn là bản nhạc kinh điển của Trịnh Công Sơn từ năm 1972.

Nhân ngày Thống Nhất đất nước 30/4, chúng ta hãy cùng nắm tay nhau hát lại, nghe lại, bản này.

Dưới đây mình có 3 clips của các ban nhạc rock Việt Nam rất sôi động và khí thế.

Mời các bạn.

Hoành

 
Trình bày: các ban nhạc Rock Việt Nam
Thực hiện năm 2007.

SINGERS: Tuấn (The Light), Trần Lập (Bức Tường), Việt (Thủy Triều Đỏ), Thanh (Unlimited), Ygaria (Buratinox), Khanh (Microwave), Hà (Lazee Dolls), An (Sagometal), Minh (Final Stage), Châu (Prophecy).

Guitarists in shadows: Dz (Final Stage). Tùng, Thanh (The Light), Tuấn Anh (Thủy Triều Đỏ). Hà, Thắng (Buratinox).

Với sự góp mặt của nhóm rock fans XDRC (DHXD HN).

Nhạc nền phối khí bởi UNLIMITED
Thu âm các ca sĩ: Viết Thanh (Hồ Chí Minh) & Phan Bảo (Hà Nội).
Mixed & Mastered tại Viết Tân Studio.

  Continue reading Nối vòng tay lớn

“Saigon ơi vĩnh biệt”

Chào các bạn,

Ngày 30/ 4/ 2015 Kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước, mình giới thiệu các bạn Video Clip với ca khúc “Sàigòn Ơi Vĩnh Biệt” của nhạc sĩ Nam Lộc.

Những nỗi niềm nhớ thương về một Sài Gòn, đã làm cho tâm hồn nghệ sĩ của Nam Lộc có nhiều rung cảm để viết thành một trong những ca khúc tiêu biểu của những người bỏ xứ ra đi, nhưng luôn hẹn một ngày về. Nhạc phẩm Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt, ra đời vào đêm 12 tháng 11 năm 1975 trong một lúc tâm hồn ông cảm thấy chán chường với cuộc sống vô vị và tẻ nhạt, trong những ngày tháng đầu tiên trên xứ lạ để hướng tâm hồn về Sài Gòn. Nam Lộc đã hoàn tất ca khúc này trong vòng 45 phút. Continue reading “Saigon ơi vĩnh biệt”

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca M’Nông

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Dân ca M’Nông của dân tộc M’Nông.

Người M’Nông hay còn gọi là người Bu-dâng, Preh, Ger, Nong, Prâng, Rlăm, Kuyênh, Chil Bu Nor, nhóm M’Nông-Bu dâng, là sắc tộc sử dụng ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người M’Nông ở Việt Nam có dân số 102.741 người, cư trú tại 51 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người M’Nông cư trú tập trung tại các tỉnh: Đắk Lắk (40.344 người, chiếm 39,3% tổng số người M’Nông tại Việt Nam), Đắk Nông (39.964 người, chiếm 38,9% tổng số người M’Nông tại Việt Nam), Lâm Đồng (9.099 người), Bình Phước (8.599 người), Quảng Nam (13.685 người). Continue reading Dân ca dân nhạc VN – Dân ca M’Nông

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Mảng

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Mảng của người Mảng.

Người Mảng (tên gọi khác: Mảng Ư, Xá Mảng, Niểng O, Xá Bá O, Xá lá vàng.

Nhóm địa phương: Mảng Gứng, Mảng Hệ. Người Mảng là một dân tộc thiểu số thuộc nhánh Bắc Môn-Khmer của ngữ tộc Môn-Khmer.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Mảng ở Việt Nam có dân số 3.700 người, cư trú tại 14 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Mảng cư trú tập trung tại tỉnh Lai Châu (3.631 người, chiếm 98,1% tổng số người Mảng tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Đồng Nai (17 người), Đắk Lắk (15 người), các tỉnh khác không quá 10 người. Continue reading Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Mảng

Lịch sử ngày Giổ Tổ Hùng Vương – Văn Hóa Phi Vật Thể của Nhân Loại

Chào các bạn,

Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương là để tưởng nhớ các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng (Phú Thọ) – nơi được xem là cội nguồn dân tộc – luôn là vùng đất thiêng liêng của người Việt chúng ta. Năm 2012 Lễ Hội Đền Hùng được UNESCO công nhận là Văn Hóa Phi Vật Thể của Nhân Loại.

Theo huyền sử thì Lạc Long Quân và Âu Cơ là thủy tổ người Việt, cha mẹ của các vua Hùng. Continue reading Lịch sử ngày Giổ Tổ Hùng Vương – Văn Hóa Phi Vật Thể của Nhân Loại

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Mạ

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Mạ tiếp theo Dân ca Lự.

Người Mạ (có tên gọi khác Chau Mạ, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Ngăn, Cqâu Mạ, Chi Hạ. Mạa) là dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Tiếng dân tộc Mạ thuộc ngữ chi Ba Na của ngữ tộc Môn-Khmer. Người Mạ có gốc tích Indonésien.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Mạ ở Việt Nam có dân số 41.405 người, cư trú tại 34 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Mạ cư trú tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng (31.869 người, chiếm 77,0% tổng số người Mạ tại Việt Nam), Đắk Nông (6.456 người), Đồng Nai (2.436 người), Bình Phước (432 người), Sài Gòn (72 người). Continue reading Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Mạ

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Lự

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Lự tiếp theo Dân ca Lô Lô.

Người Lự (còn gọi là người Lữ, người Nhuồn, người Duồn) là một dân tộc ít người sinh sống trong các quốc gia Thái Lan, Lào, Việt Nam và Trung Hoa. Tiếng nói chính thức của họ là tiếng Lự thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái, tuy nhiên, tại các quốc gia họ sinh sống, họ có thể sử dụng các ngôn ngữ chính thức tại mỗi quốc gia.

Vào thế kỷ thứ XII, những nhóm người Lự đầu tiên đã tới Điện Biên. Trải qua 19 đời chúa Lự thay nhau cát cứ vùng Mường Thanh (huyện Điện Biên), họ đã để lại các di tích như thành Tam Vạn (xã Sam Mứn ngày nay), các địa danh như Nà Lự (ruộng của người Lự). Continue reading Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Lự

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Lô Lô

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Lào, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Lô Lô hôm nay.

Dân tộc Lô Lô (theo cách gọi ở Việt Nam và Thái Lan) hay người Di theo cách gọi ở Trung Quốc (tiếng Trung: 彝族, bính âm: Yìzú, âm Hán Việt: Di tộc), Mùn Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn, là một trong số 54 dân tộc của Việt Nam, cũng là một trong số các dân tộc thiểu số của Thái Lan, Lào và Trung Hoa.

Dân tộc Lô Lô có nguồn gốc là dân tộc của Vương quốc Nam Chiếu, sinh sống ở vùng Tứ Xuyên, Trung Hoa. Căn cứ theo tài liệu sử sách, sau khi Vương quốc Nam Chiếu suy tàn, một nhóm dân tộc Nam Chiếu đã di cư sang Việt Nam. Nhóm dân tộc Nam Chiếu này chính là tổ tiên của người Lô Lô ở Việt Nam ngày nay. Continue reading Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Lô Lô

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Lào

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca La Hủ, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Lào hôm nay.

Người Lào (tiếng Lào: ລາວ, tiếng Isan: ลาว, IPA: láːw) là một phân nhóm của các sắc tộc Thái tại Đông Nam Á.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Lào ở Việt Nam có dân số 14.928 người, cư trú tại 42 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Lào cư trú tập trung tại các tỉnh: Lai Châu (5.760 người, chiếm 38,6% tổng số người Lào tại Việt Nam), Điện Biên (4.564 người, chiếm 30,6% tổng số người Lào tại Việt Nam), Sơn La (3.380 người, chiếm 22,6% tổng số người Lào tại Việt Nam), Hà Tĩnh (433 người), Đắk Lắk (275 người). Continue reading Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Lào

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca La Hủ

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Dân ca La Hủ.

Dân tộc La Hủ, còn có các tên gọi khác như Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy; trong đó La Hủ hay Ladhulsi (La Hủ tộc) hay Kawzhawd là những tên tự gọi. Tộc La Hủ sinh sống tại Trung Hoa, Việt Nam, Thái Lan, Myanma và Lào.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người La Hủ ở Việt Nam có dân số 9.651 người, cư trú tại 16 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Tuyệt đại đa số gười La Hủ cư trú tập trung tại tỉnh Lai Châu (9.600 người, chiếm 99,47% tổng số người La Hủ tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Thái Nguyên (20 người), các tỉnh còn lại có không nhiều hơn 10 người. Continue reading Dân ca dân nhạc VN – Dân ca La Hủ

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca La Ha

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca La Chí, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca La Ha hôm nay.

Dân tộc La Ha có tên tự gọi: La Ha, Klá, Phlạo. Họ còn được gọi với một số tên khác nhau như: Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, Bủ Hà, Pụa. Với các nhóm địa phương: La Ha cạn (Khlá Phlao), La Ha Nước (La Ha Củng). Tiếng La Ha thuộc nhóm ngôn ngữ Kadai của hệ ngôn ngữ Tai-Kadai.

Người La Ha có mặt sớm ở miền Tây Bắc Việt Nam. Theo những tài liệu chữ Thái cổ thì vào thế kỷ XI, XII khi người Thái Ðen thiên di tới vùng đất này, họ đã gặp tổ tiên của người La Ha hiện nay. Chính vì vậy, khi làm lễ cúng Mường, người Thái vẫn còn tục đặt cỗ “trâu trắng” để tế thần Im Poi – một thủ lĩnh nổi tiếng của người La Ha vào đầu thế kỷ XI. Continue reading Dân ca dân nhạc VN – Dân ca La Ha

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca La Chí

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Khơ Mú, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca La Chí hôm nay.

Người La Chí là một tộc người sống ở miền núi phía Bắc Việt Nam từ lâu. Theo truyền thuyết của người La Chí thì họ là con cháu của Hoàng Dìn (Vần) Thùng là một Thổ Tù (Tù Trưởng) ở xã Tụ Long tỉnh Tuyên Quang từ cuối thế kỷ XVIII. Họ có tên tự gọi là: Cù tê. Các tên gọi khác: Thổ Ðen, Mán, Xá, La Quả.

Ngôn ngữ của người La Chí thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai (ngữ hệ Thái – Ka Ðai), cùng nhóm với tiếng La Ha, Cơ Lao, Pu Péo. Continue reading Dân ca dân nhạc VN – Dân ca La Chí

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Khơ Mú

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Khmer, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Khơ Mú hôm nay.

Người Khơ Mú (tên gọi khác: Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy), tiếng Thái: กำหมุ hay กำมุ, là một trong những nhóm sắc tộc lớn nhất sinh sống tại khu vực miền bắc Lào. Họ cũng có thể thấy tại Myanma, Tây nam Trung Hoa (trong châu tự trị Tây Song Bản Nạp thuộc tỉnh Vân Nam), Thái Lan, Việt Nam.

Tại Việt Nam, họ được công nhận là một trong số 54 dân tộc của Việt Nam, tuy nhiên tại Trung Hoa thì họ lại không được công nhận chính thức như là một dân tộc tách biệt mà được đặt trong một thể loại rộng là các nhóm sắc tộc không phân loại. Ngôn ngữ của họ là tiếng Khơ Mú, một ngôn ngữ trong ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á. Continue reading Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Khơ Mú

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Khmer

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Kháng, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Khmer hôm nay.

Đặc biệt mình riêng tặng bài này cho gia đình dòng tộc bên Nội của mình.

Người Khmer (hay còn gọi là Khmer Krom, Khơ Me K’rôm, Khơ-me Crộm, Khơ-me hạ, Khơ-me dưới) là bộ phận dân tộc Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Danh từ này có thời gọi là người Việt gốc Miên.

Người Khmer có rất nhiều họ khác nhau. Những họ do triều Nguyễn trước đây đặt ra như: Danh, Kiên, Kim, Sơn, Thạch. Những họ tiếp thu từ người Việt và người Hoa như: Trần, Nguyễn, Dương, Trương, Mã, Lý… Lại có những họ thuần tuý Khmer như U, Khan, Khum. Continue reading Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Khmer

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Kháng

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp theo Dân ca Hrê, mình giới thiệu đến các bạn Dân ca Kháng hôm nay.

Dân tộc Kháng, tên tự gọi: Mơ Kháng, còn có các tên gọi khác là: Xá Khao, Xá Xúa, Xá Đôn, Xá Dâng, Xá Hộc, Xá Ái, Xá Bung, Quảng Lâm, Háng, Xá, Brển.

Nhóm địa phương: Kháng Dẩng, Kháng Hoặc, Kháng Dón, Kháng Súa, Ma Háng, Bư Háng, Ma Háng Bẻng, Bư Háng Cọi… ở Sơn La cư trú tại các huyện Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận châu. Tiếng Kháng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me, ngữ hệ Nam Á. Người Kháng chưa có chữ viết riêng.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Kháng ở Việt Nam có dân số 13.840 người, cư trú tại 25 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Kháng cư trú tập trung tại các tỉnh: Sơn La (8.582 người, chiếm 62,0% tổng số người Kháng tại Việt Nam), Điện Biên (4.220 người, chiếm 30,5% tổng số người Kháng tại Việt Nam), Lai Châu (960 người). Continue reading Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Kháng