Category Archives: Kỹ năng lãnh đạo

Giỏi teamwork

Chào các bạn,

Dân Việt ta thời chiến thì rất giỏi teamwork, đánh đâu thắng đó. Thời bình thì teamwork tồi có hạng trên thế giới. Cho nên khi nói đến teamwork, chúng ta không cần phải học đâu xa, chỉ cần học teamwork thời chiến của ta là đủ.

Trong thời chiến, giả sử ta có một đại đội muốn tấn công chiếm một đồn của địch quân, thì:

1. Mọi người từ đại đội trưởng đến các trung đội trưởng, tiểu đội trưởng và tất cả mọi chiến sĩ đều biết và nhất tâm với mục đích cuả đại đội: “Chiếm đồn của địch”.

Không ai có một mục đích khác, như là “đánh để thị uy mà thôi, chứ không để chiếm đồn.”

Continue reading Giỏi teamwork

Giản dị hóa để giải quyết vấn đề

Chào các bạn,

Những bài thơ có ấn tượng nhất đối với chúng ta thường là những bài thơ rất giản dị, như là

Bão

Cơn bão nghiêng đêm
Cây gẫy cành bay lá
Ta nắm tay em
Cùng qua đường cho khỏi ngã
Cơn bão tạnh lâu rồi
Hàng cây xanh thắm lại
Nhưng em đã xa xôi

Và cơn bão lòng ta thổi mãi…

(Tế Hanh)

Ngôn ngữ giản dị, ý‎ tưởng giản dị, trình bày trực tiếp, là cách nói/viết nhiều hiệu quả nhất.

Continue reading Giản dị hóa để giải quyết vấn đề

Làm hỏng team

Chào các bạn,

Nhiều nhà quản lý lầm lỗi là xem teamwork là việc đếm đầu người—team tôi có 7 người tốt 3 người tồi, như vậy cũng là khá rồi! Thực sự là, nghĩ như thế là sai. Chỉ cần một người trong team làm việc chỏi với team là cả team bị hỏng. Như bộ máy nhiều bánh răng cưa của một đồng hồ, chỉ cần một bánh răng cưa bị hỏng là cả bộ máy không hoạt động được.

Một team phối hợp hoàn hảo là một bộ máy đồng hồ hoàn hảo. Chỉ cần một người không hoạt động tốt với cả team là cả team bị hỏng.

Continue reading Làm hỏng team

Làm việc siêng năng và trở thành lãnh đạo

Chào các bạn,

“Làm việc siêng năng và trở thành lãnh đạo; lười biếng và không bao giờ thành công” (“Work hard and become a leader; be lazy and never succeed). Các bạn có thể nghĩ là câu này nằm trong quyển sách dạy kinh doanh nào đó. Nhưng thực ra nó là câu trong Thánh Kinh Ki tô giáo (Châm Ngôn 12:24).

Continue reading Làm việc siêng năng và trở thành lãnh đạo

Chất lượng làm việc cao nhất

Chào các bạn,

Trong thế giới làm việc, giá trị quan trọng nhất của mỗi người chúng ta là chúng ta luôn luôn tạo ra sản phẩm lao động với “chất lượng cao nhất mà ta có thể”—the best quality possible.

Chất lượng cao nhất của sức lao động của ta không liên hệ gì đến thông minh, nhanh lẹ, tháo vát, hay tầm nhìn gì của ta cả. Chất lượng cao nhất của ta lệ thuộc vào chỉ một thứ duy nhất: Quyết tâm tạo ra sản phẩm với chất lượng cao nhất mà ta có thể.

Continue reading Chất lượng làm việc cao nhất

Truyền thông trong công việc

Chào các bạn,

Truyền thông là communication. Hôm nay chúng ta nói về nhu cầu truyền thông trong công việc. Truyền thông trong công việc là một kỹ năng truyền thông mà dân Việt chúng ta rất yếu. Người nước ngoài khi làm việc với người Việt là thường sợ khoản truyền thông này.

Năm 1992 mình hướng dẫn một lớp luật tại Bộ Tư Pháp ở Hà Nội và Sài Gòn cho các giáo sư và luật gia Việt Nam về một số luật căn bản của Mỹ để giúp Việt Nam “nhìn ra thế giới”. (Đây là lớp học của Mỹ đầu tiên ở Việt Nam – không tính trước 1975 ở miền Nam. Cực kỳ khó để mở vào thời đó, vì cả Mỹ lẫn VN đều không thích, mà còn nghi ngờ chính trị. Nhiều người nói là mình làm chuyện impossible. Nhưng chuyện impossible đã thành sự thật, sau nhiều cố gắng trầy vi tróc vẩy của mình. Nhưng chuyện này để khi khác kể). Mình là trưởng đoàn, hai giảng viên kia là Sesto Vecchi – nhiều người ở VN biết Sesto — và Stuart Lemle, một luật sư về thương mãi ở Washington DC. Lớp học dài 1 tuần ở mỗi thành phố. Trước khi mở lớp, mình soạn một tờ “định giá”, để cuối khóa các học viên định giá các giảng viên. Trong tờ định giá, mình có một câu về khả năng của giảng viên trong việc khuyến khích các học viên tham gia thảo luận trong lớp. Stuart thì mù về VN nên chẳng nói gì, nhưng Sesto đọc câu đó là giật mình ngay: “Học viên VN có bao giờ thảo luận đâu mà có điểm thảo luận được?” Mình nói: “Tôi biết điều đó Sesto, chính vì vậy mà tôi có khoản đó để mỗi chúng ta phải nghĩ ra cách làm cho học viên thảo luận.” Sesto có vẻ rất stress. Nói đến chuyện này để các bạn hiểu, khi nói đến kỹ năng truyền thông của dân ta là các quý vị nước ngoài rất sợ.

Continue reading Truyền thông trong công việc

Tinh yếu của lãnh đạo là gì ?

Chào các bạn,

Có lẽ rất nhiều bạn thắc mắc về yếu tính của lãnh đạo? Cái gì làm nên lãnh đạo? Điều gì làm một người bình thường thành một lãnh đạo?

Và chúng ta có thể nói đến những yếu tố lãnh đạo thường được nói đến bởi nhiều người: Tầm nhìn, quyết tâm, lòng tin, khả năng thuyết phục, kiên trì…

Tất cả những điều này điều đúng. Tuy vậy, hôm nay mình nói với các bạn một yếu tố lãnh đạo mà hình như ít ai nói đến như là yếu tố lãnh đạo quan trọng, nhưng sau nhiều năm nghiên cứu và quan sát, mình nghĩ rằng đây là yếu tố quan trọng số một tạo nên lãnh đạo.

Đó là hành động tích cực về một vấn đề.

Continue reading Tinh yếu của lãnh đạo là gì ?

What is Occupy Wall Street? The history of leaderless movements

Washington Post

Alex Brandon/AP – Occupy Wall Street protests, which have spread nationwide, are the latest in a line of large-scale leaderless movements.

nbsp;

 By Heather Gautney,

 

This piece is part of an On Leadership roundtable on the Occupy Wall Street protests.Occupy Wall Street has arrived. Facebook is all-aflutter, and Twitter is all-atweeter, as news of “occupations” and clashes with the powers-that-be spread like wildfire around the country.

Now entering its fourth week, the Wall Street occupation has become a national phenomenon. The president is interested, celebrities are popping by, and pizza shops are adding the OccuPie to their menus. There is even an Occupy video game in development. The movement has spawned hundreds of Occupy locales in a national Occupy Together network. And now there is talk of going global: Occupy the World.

Phúc cho người xây dựng hòa bình

Chào các bạn,

Câu thứ bảy trong Beatitudes (Tám điều phúc) trong Tân Ước là: Phúc cho người xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con của Thượng đế. Blessed are the peacemakers, for they will be called children of God. Matt 5:9.

Đương nhiên là nếu đã nói về Thượng đế thì tất cả mọi chúng ta đều là con của Thượng đế. Nhưng chỉ có người xây dựng hòa bình mới được gọi là con của Thượng đế. Vì Thượng đế là tình yêu.

Có 3 cách xây dựng hòa bình:

Continue reading Phúc cho người xây dựng hòa bình

Tuyệt vọng?

Chào các bạn,

Nếu bạn là một trong những người bình thường của thế giới thì khi bạn tuyệt vọng là khi con đường tâm linh của bạn bắt đầu hé mở.

Khi mọi sự đều là hoa hồng và hừng đông, chẳng mấy ai trong chúng ta tốn thời giờ suy tư về đau khổ, giải thoát, ý nghĩa của đời sống, định mệnh, sự yếu ớt của con người, tìm nơi tựa, Chúa Phật…

Continue reading Tuyệt vọng?

Chánh ngữ và bốn giới hạnh về ngôn ngữ

Chào các bạn,

Trong thời đại thông tin bùng nổ của chúng ta, với đủ mọi thứ báo chí, TV, radio, email, websites, blogs… chúng ta nói/viết rất nhiều và nghe/đọc cũng rất nhiều. Ngôn ngữ tràn ngập đường phố, tràn ngập không gian thật, và tràn ngập không gian ảo. Vì vậy, trong mọi loại tội lỗi gây ra ngày nay, có lẽ là tội lỗi từ lời nói và chữ viết là nhiều nhất.

Phật pháp có bốn giới hạnh về ngôn ngữ, tức là bốn điều cấm kị về lời nói: vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, và ác khẩu.

1. Vọng ngôn là nói dối. Có nói thành không, không nói thành có.

Continue reading Chánh ngữ và bốn giới hạnh về ngôn ngữ

Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy

Chào các bạn,

Một lời nói ra, bốn ngựa đuổi không kịp. Có nghĩa là lời ta đã nói ra rồi, rút vào không được.

Một người bạn mới (*) vừa gửi cho mình một bài báo Tuổi Trẻ về một doanh nhân Hàn quốc đã ở VN 17 năm và rất yêu Việt Nam. Trong phần bày tỏ quan điểm về người Việt để giúp người Việt khá hơn, người bạn Hàn nói câu này: “Một điểm khác tôi không thích ở những người Việt mà tôi có dịp gặp gỡ là họ thường hứa hẹn nhiều nhưng lại nhanh chóng quên đi tất cả.” Ôi chao, sao mà đúng thế! Rất cảm ơn một người bạn nước ngoài yêu chúng ta đến mức nói sự thật cho ta thấy! Thường thì người nước ngoài rất ngoại giao, không thích làm phật lòng ta, nên chỉ nói đến cái hay, ít ai dám đá động đến chuyện tồi. Người này có một tình bạn thật là đáng trân trọng!

Continue reading Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy

Làm đau lòng bạn

Chào các bạn,

Có một câu này mình đọc ở đâu đó lâu lắm rồi, và càng ngày mình càng thấm thía. Đại khái là, khi bạn đi con đường công chính bạn sẽ làm cho rất nhiều người đau lòng.

So true!

Một đám bạn bè cùng phòng chia chác tiền dưới gầm bàn, mình không nhận tiền, thì đúng là như con dê ở trong chuồng bò. Đó là chưa kể các bạn sẽ e dè và xem mình như là mối nguy.

Continue reading Làm đau lòng bạn

Yêu mọi người

Chào các bạn,

Nói đến yêu người, chúng ta thường nghĩ đến hành động một chiều. Ta đỡ đần ai một việc gì đó, tặng ai một điều gì đó, và không mong đáp trả. Đúng là như vậy. Nhưng hậu quả của một hành động nhân ái luôn luôn là hai nhiều—người nhận vui đã đành, nhưng người cho cũng thấy trong lòng hoan lạc. Cho nên sự thật là, khi ta cho đi, ta nhận lại ngay tức thì.

Bản chất của các hành động tích cực là như thế. Bạn đưa một trăm ngàn trong tiệm áo quần đổi lấy một cái áo, cảm giác của bạn lúc đó không thể nào so sánh được với cảm giác an lạc khi bạn cho một người ăn xin vài ngàn đồng bạc. Các hành động tích cực luôn tạo ra trong ta một năng lượng tích cực, giữ ta an lạc, vui vẻ, khỏe mạnh.

Continue reading Yêu mọi người

Vận mệnh đất nước trong tay ta

Chào các bạn,

Hồi mình còn đi học, từ thời còn trung học lên hết các năm đại học, đôi khi có một hai ngoại lệ nhưng nói chung là mình có hai loại thầy: một loại chỉ lo dạy chuyên môn và chẳng nói gì đến các chuyện khác; một loại thầy nhiệt huyết hơn, lúc nào cũng nóng nảy phê phán chỉ trích chửi bới tất cả mọi người và mọi việc của chính phủ (miền Nam Việt Nam). Mình đương nhiên là rất phục các vị thầy nóng nảy “thông thái” này. Và cảm thấy mình học được của các vị về “sự thật” tồi tệ của quốc gia.

Continue reading Vận mệnh đất nước trong tay ta