Công pháp quốc tế – Tội xâm lược

Đây là luật cho các lãnh đạo Trung quốc và mọi lãnh đạo chính trị và quân sự của thế giới.

Bản tiếng Anh theo sau bản tiếng Việt.

 

Tu chính án Đạo luật Rome của Tòa Hình sự Quốc tế về Tội Xâm Lược

1. Điều 5, đoạn 2, của Đạo luật được xóa bỏ.

2. Văn bản sau đây được thêm vào sau Điều 8 của Đạo luật:

Điều 8 bis – Tội xâm lược

1. Cho mục đích của Đạo luật này, “tội xâm lược” nghĩa là lập kế hoạch, chuẩn bị, khởi sự hay xúc tiến, bởi một người trong một chức vị hành xử hiệu lực sự kiểm soát hay điều khiển hành vi chính trị hay quân sự của một Quốc gia, một hành vi xâm lược mà, bởi bản chất, tính nghiêm trọng và quy mô của nó, tạo nên một vi phạm hiển nhiên đến Hiến chương Liên hợp quốc.

2. Cho mục đích của đoạn 1, “hành vi xâm lược” nghĩa là sự sử dụng vũ lực quân sự bởi một Quốc gia chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của một Quốc gia khác, hay dưới bất kỳ hình thức nào không phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc. Bất kỳ hành vi nào sau đây, dù có tuyên chiến hay không, đều, theo đúng Nghị quyết 2214 (XXIX) ngày 14 tháng 12 năm 1974, là hành vi xâm lược:

a) Xâm lấn hay tấn công do các lực lượng vũ trang của một Quốc gia vào lãnh thổ của một Quốc gia khác, hay sự chiếm đóng quân sự, dù tạm thời đến đâu, sinh ra từ sự xâm lấn hay tấn công đó, hay bất kỳ sự sát nhập nào bằng vũ lực lãnh thổ hay một phần lãnh thổ của một Quốc gia khác;

b) Oanh kích do các lực lượng vũ trang của một Quốc gia vào lãnh thổ của một Quốc gia khác hay sự sử dụng bất kỳ vũ khí nào bởi một Quốc gia vào lãnh thổ của một Quốc gia khác;

c) Phong tỏa các cảng và bờ biển của một Quốc gia bằng các lực lượng vũ trang của một Quốc gia khác;

d) Một cuộc tấn công do các lực lượng vũ trang của một Quốc gia vào các lực lượng trên bộ, trên biển hay trên không hay các hạm đội hoặc phi đội của một Quốc gia khác;

e) Sử dụng các lực lượng vũ trang của một Quốc gia đang ở trong lãnh thổ của một Quốc gia khác với sự thỏa thuận của Quốc gia tiếp nhận, ngược với những điều kiện đã quy định trong thỏa thuận hay trong bất kỳ sự gia hạn hiện diện nào của các lực lượng vũ trang đó trong lãnh thổ đó sau khi sự thỏa thuận đã hết hạn.

f) Hành động của một Quốc gia, đã đặt lãnh thổ của mình dưới quyền sử dụng của một Quốc gia khác, cho phép lãnh thổ của mình được Quốc gia khác đó sử dụng để thực hiện một hành vi xâm lược chống lại một Quốc gia thứ ba;

g) Việc gửi, bởi hay thay mặt một Quốc gia, các băng đảng, các nhóm, các lực lượng không chính quy hay lính đánh thuê vũ trang, để thực hiện các hành vi vũ lực quân sự vào một Quốc gia khác nghiêm trọng đến mức tạo thành các hành vi xâm lược kể trên, hay nhúng tay đáng kể vào việc gửi quân đó.

(TĐH chuyển ngữ)

 

This is the law for China leaders and every political or military leader in the world.

The English version follows the Vietnamese version.

Amendments to the Rome Statute of the International Criminal
Court on the Crime of Aggression

1. Article 5, paragraph 2, of the Statute is deleted.

2. The following text is inserted after article 8 of the Statute:

Article 8 bis -Crime of aggression

1. For the purpose of this Statute, “crime of aggression” means the planning, preparation, initiation or execution, by a person in a position effectively to exercise control over or to direct the political or military action of a State, of an act of aggression which, by its character, gravity and scale, constitutes a manifest violation of the Charter of the United Nations.

2. For the purpose of paragraph 1, “act of aggression” means the use of armed force by a State against the sovereignty, territorial integrity or political independence of another State, or in any other manner inconsistent with the Charter of the United Nations. Any of the following acts, regardless of a declaration of war, shall, in accordance with United Nations General Assembly resolution 3314 (XXIX) of 14 December 1974, qualify as an act of aggression:

a) The invasion or attack by the armed forces of a State of the territory of another State, or any military occupation, however temporary, resulting from such invasion or attack, or any annexation by the use of force of the territory of another State or part thereof;

b) Bombardment by the armed forces of a State against the territory of another State or the use of any weapons by a State against the territory of another State;

c) The blockade of the ports or coasts of a State by the armed forces of another State;

d) An attack by the armed forces of a State on the land, sea or air forces, or marine and air fleets of another State;

e) The use of armed forces of one State which are within the territory of another State with the agreement of the receiving State, in contravention of the conditions provided for in the agreement or any extension of their presence in such territory beyond the termination of the agreement;

f) The action of a State in allowing its territory, which it has placed at the disposal of another State, to be used by that other State for perpetrating an act of aggression against a third State;

g) The sending by or on behalf of a State of armed bands, groups, irregulars or mercenaries, which carry out acts of armed force against another State of such gravity as to amount to the acts listed above, or its substantial involvement therein.

 

Leave a comment