Hội nghị Diên Hồng

Chào các bạn,

Hôm nay mình mời các bạn nghe bản nhạc Hội nghị Diên Hồng nhé. Và mình cũng gửi tới các bạn Lời nguyện An bình của anh Hoành thay cho lời kết nhé.

Hội nghị Diên Hồng là hội nghị năm 1284 do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.

Hội nghị này được tổ chức trước thềm điện Diên Hồng vào tháng chạp năm Giáp Thân 1284, hội nghị Diên Hồng không bàn đến chiến lược, chiến thuật quân sự mà chỉ bàn: nên đánh hay nên hoà. Continue reading Hội nghị Diên Hồng

Trái tim linh thiêng

Chào các bạn,

Có lẽ các bạn đã rất quen thuộc với từ “trái tim linh thiêng” mình dùng thường xuyên từ những ngày đầu của ĐCN cho đến nay. Tâm linh là trái tim linh thiêng. Tâm là trái tim, linh là linh thiêng. Tức là những điều tâm linh là những điều của trái tim linh thiêng của mỗi chúng ta.

Khi nói đến tâm linh người ta thường nghĩ đến tôn giáo hoặc bùa phép, nhưng người ta không biết điều chính của tâm linh là trái tim linh thiêng của mỗi chúng ta, phần sâu thẳm nhất của trái tim con người. Continue reading Trái tim linh thiêng

Đi làm thêm

Chào các bạn,

Sau một tháng về gia đình nghỉ hè, đến phiên Tổ Một trực hè nhà Lưu Trú, trong giờ dùng cơm trưa, mình hỏi các em: “Một tháng hè về gia đình, các em có làm lò gạch để kiếm tiền phụ gia đình, hoặc để có tiền trong năm học mới đi học thêm không?”

Em Mươi, học sinh lớp Mười một cho biết: “Nhà không có người nhỏ hơn, nên về nhà em Mươi đi chăn bò thay cho bố, để bố mẹ và các anh chị đi làm cỏ mì, cỏ bắp.”

Mình nhìn em Lem cùng học lớp Mười một với em Mươi, thấy nhìn em Lem nói: “Làm lò gạch mệt lắm! Mình chỉ đi làm lò gạch khi còn nhỏ, bây giờ lớn không làm nữa!”. Cả bàn cơm đều ngạc nhiên khi nghe nói như vậy! Continue reading Đi làm thêm

Làm sao để giáo dục trái tim hòa bình và nhân ái

Chào các bạn,

Mình có một nhóm bạn bè Việt Nam và quốc tế muốn thực hiện những dự án giáo dục hòa bình, giáo dục nhân ái yêu thương cho trẻ em và cho mọi người. Và tụi mình, mỗi người đang thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau từ cá nhân, cho đến nhóm hội, tổ chức, công ty…

Có bạn mình nói hình như những từ như compassion education hay peace education – giáo dục về lòng nhân ái, giáo dục hòa bình khá mới ở Việt Nam và các bố mẹ chưa quen với những từ ngữ này cho trẻ em.

Không, mình nghĩ rằng những điều này không hề mới. Việt Nam chúng ta nói riêng và con người chúng ta trên thế giới này sẵn có rồi. Những điều về giáo dục hòa bình, từ bi nhân ái nghe lạ và mới với ai đó chỉ là do trong những hoàn cảnh nó tạm bị che lấp đi bởi những thứ khác. Những thứ này đã có sẵn và chỉ bị che lấp bởi từ ngữ khác làm cho người ta quên đi, làm cho trái tim ta đôi khi bị ngủ quên, đóng băng, khiến cho các bạn trẻ thấy nó mới mẻ. Continue reading Làm sao để giáo dục trái tim hòa bình và nhân ái

Tản mạn cup bóng đá Thế giới (World cup 6) 

France: 1998

Giải bóng đá thế giới năm 1998 được tổ chức tại Pháp. Tên chính thức đuợc gọi là 1998 Football World cup – France (Lấn thứ 16).

Tổ chức vào ngày 10-6 đến 12 tháng 7 năm 1998.

Cuối cùng thì Pháp đã đạt được mục đích vô địch giải bóng đá được tổ chức ở quê nhà sau khi Pháp thắng Brazil với tỉ số 3-0, đoạt chức vô địch thế giới bóng đá vào năm 1998.

Năm 1998 gồm có 170 đội tham dự vòng loại và được chia làm 6 Châu lục để chọn ra 30 đội vào vòng chung kết cùng với nước chủ nhà Pháp và đội đương kim vô địch là Brazil.

Các sân vận động: Saint Denis chứa 80.000 người, là sân vận động lớn nhất. Sân vận động nhỏ nhất là Montpellier, 33.000 người. Continue reading Tản mạn cup bóng đá Thế giới (World cup 6) 

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa: Việt Nam Cộng hòa thực thi ra sao?

TPNgày 23/5/2014, tại cuộc họp báo quốc tế của Bộ Ngoại giao về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, trả lời báo chí về việc quản lý Hoàng Sa, Trường Sa những năm 1960-1970 của thế kỷ trước, Bộ Ngoại giao khẳng định “Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa”.

 

Kỳ I: Khẳng định chủ quyền

Lý giải vấn đề này, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: “Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa, Trường Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa. Giá trị công thư phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi Trung Quốc lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc quản lý của Việt Nam cộng hòa, Trung Quốc chỉ là một bên tham gia. Không thể cho người khác cái gì mà bạn chưa có được”. Continue reading Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa: Việt Nam Cộng hòa thực thi ra sao?